Công văn 3415/BGDĐT-GDTH Nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm 2020-2021
Ngày 04/09/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 3415/BGDĐT-GDTH năm 2020 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021.
Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất các trường tiểu học đáp ứng điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Chuẩn bị sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
- Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý.
- Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học.
Nội dung Công văn 3415/BGDĐT-GDTH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: /BGDĐT-GDTH
V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục tiểu học năm học 2020-2021
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2020
Kính gửi:
- Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố;
- Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bạc Liêu.
Căn cứ Quyết định số 2084/QĐ-BGDĐT ngày 27/7/2020 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành khung kế hoạch thời gian
năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên; thực hiện Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo
dục, Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021
đối với cấp tiểu học như sau:
A. MỤC TIÊU CHUNG
1. Năm học 2020-2021 là năm học toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm
vụ kép với mục tiêu: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch
Covid-19 đang diễn biến phức tạp; các địa phương căn cứ các hướng dẫn của Bộ
GDĐT xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục
phổ thông cấp tiểu học phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh xảy ra tại các
địa phương; tăng cường các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua internet
và trên truyền hình theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Năm học đầu tiên ngành Giáo
dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 1; thực hiện các
nội dung theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội, Chỉ
thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng lộ
trình.
2. Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông đối với cấp tiểu học; thực hiện rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo
dục và bố trí quỹ đất để xây dựng trường, điểm trường, lớp học phù hợp, thuận lợi
và đáp ứng nhu cầu người học; quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có;
khắc phục tình trạng trường lớp có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy
định, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp để thực hiện Chương
3415
04
2
trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp tiểu học bắt đầu từ năm học 2020-2021
và đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của
Luật Giáo dục 2019.
3. Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp
1 từ năm học 2020-2021 đảm bảo chất lượng, hiệu quả; tích cực chuẩn bị các
điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chương trình đối với lớp 2 từ năm học
2021-2022. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp
tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006
(Chương trình giáo dục phổ thông 2006) từ lớp 2 đến lớp 5.
4. Đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, chuẩn hóa về
trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp;
thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để triển khai Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình; bồi dưỡng nâng cao năng lực triển
khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học; tổ chức bồi
dưỡng cho 100% giáo viên dạy học lớp 2 về các nội dung bồi dưỡng theo quy
định của Bộ GDĐT và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 2 cho năm học
2021-2022.
5. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng
đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc
thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà
trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Tăng cường
nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong
các cơ sở giáo dục tiểu học. Chú trọng kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục
ý thức, trách nhiệm của công dân đối với gia đình - nhà trường - xã hội cho học
sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành
phù hợp điều kiện từng địa phương.
B - NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Thực hiện quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; duy trì, củng cố
kết quả phổ cập giáo dục tiểu học; đảm bảo hiệu quả kiểm định chất lượng
giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
1. Thực hiện rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; tăng
cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đối
với cấp tiểu học
Triển khai rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục tiểu học theo
hướng dẫn tại Công văn số 3712/BGDĐT-CSVC ngày 24/8/2018 và Thông tư
số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT ban hành quy định tiêu
3
chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THTP và trường phổ
thông có nhiều cấp học, bảo đảm nguyên tắc thuận lợi cho việc học của học sinh
gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương
trình giáo dục phổ thông 2018; khắc phục tình trạng nhiều điểm trường lẻ,
trường học có quy mô nhỏ, trường học có quy mô lớp học và sĩ số học sinh/lớp
vượt quá quy định; tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại cơ
sở giáo dục tiểu học của địa phương.
Triển khai hiệu quả Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025. Thực hiện rà soát, dự
báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất để xây dựng trường, điểm
trường, lớp học phù hợp, thuận lợi và đáp ứng nhu cầu người học; quản lý, sử
dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; khắc phục tình trạng trường lớp có quy mô
lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các
khu công nghiệp để thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo
quy định của Luật Giáo dục 2019. Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu phòng
học, phòng học bộ môn, nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở
giáo dục, đầu tư xây dựng phòng học để thay thế phòng học tạm thời, phòng học
bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, phòng học nhờ, mượn, thuê. Đẩy mạnh
việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt đối với lớp 1 năm học 2020-2021; rà
soát nhu cầu và có kế hoạch bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu đối với lớp 2
theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực hiện rà soát,
đề xuất các nội dung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường học, các hạng mục,
ưu tiên đầu tư, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch giai đoạn
2021-2025.
2. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014
của Chính Phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-
BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo
đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo
dục, xóa mù chữ.
Tích cực, chủ động tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương các
cấp kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch, tập
trung mọi nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục
tiểu học và phấn đấu đạt chuẩn ở mức cao hơn gắn với Chương trình mục tiêu
Liên kết tải về
Link Download chính thức:
Công văn 3415/BGDĐT-GDTH Download
Các phiên bản khác và liên quan:
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Hạt gạo làng ta (2 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh (2 mẫu)
-
Mẫu giấy 4 ô ly - Mẫu giấy luyện viết chữ đẹp
-
Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể năm 2023
-
Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân Giáo viên (13 mẫu)
-
Soạn bài Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng - Kết nối tri thức 7
-
Đề thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp huyện
-
KHTN Lớp 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
-
Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc
-
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023
Sắp xếp theo
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm