Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức
Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Chuyên đề Ngữ văn 7 Kết nối tri thức gồm 8 chuyên đề học tập khác nhau bao gồm 93 đề văn. Chuyên đề Văn 7 được biên soạn rất chi tiết cụ thể từ viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của một bài thơ bốn chữ, viết bài văn kể lại một nhân vật lịch sử,... Thông qua chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo củng cố kiến thức để biết cách nắm được các kiến thức quan trọng để viết văn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu TOP 10 Chuyên đề Ngữ văn 7 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm dàn ý Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 1.
Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (14 đề)
Chuyên đề 2: Viết bài văn kể lại một nhân vật lịch sử (5 Đề)
Chuyên đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học (6 Đề)
Chuyên đề 4: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc (7 Đề)
Chuyên đề 5: Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (8 Đề)
Chuyên đề 6: Viết bài tập làm văn nghị luận (45 đề)
Chuyên đề 7: Viết văn bản tường trình (1 đề)
Chuyên đề 8: Tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài (3 Đề)
CHUYÊN ĐỀ 1
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ.
ĐỀ 1
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHI LẠI CẢM XÚC VỀ BÀI THƠ “LỜI CỦA CÂY”, TÁC GIẢ TRẦN HỮU THUNG
Người đọc cuốn vào bài thơ “Lời của cây” bởi đó như một câu chuyện được kể lại bằng thơ. Bằng những câu thơ bốn chữ kết hợp với các biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Khi mới là hạt còn nằm thin thít nhẹ nhàng, lặng thinh vậy mà khi hạt nảy mầm đã thì thầm biết nói, những tiếng nói đầu tiên nhỏ nhẹ phải “ghé tai nghe rõ”. Bằng những từ ngữ giàu tính biểu đạt “nhú”, “giọt sữa” gợi sự non tơ, mỡ màng và bắt đầu cho sự sống, cho quá trình hình thành và phát triển của một loài cây, rộng ra là của một đời người. Sự khởi nguồn ấy được bao bọc, chở che từ chiếc vỏ làm nôi được nâng giấc bởi tiếng “ru hời”, được lớn lên trong sự khích lệ, động viên “đôi bàn tay vỗ” . Khi cây lớn lên một chút, những chiếc lá đầu tiên được hình thành cũng là lúc cây bắt đầu “bặp bẹ” cất tiếng nói đầu tiên. Đọc đến đây, ta như văng vẳng đâu đây tiếng nói đầu tiên của Gióng năm xưa- tiếng nói chống giặc bảo vệ đất nước. Còn lời của cây, là lời giới thiệu về bản thân, lời hứa về sự góp sức mình vào màu xanh - tương lai tươi đẹp của đất nước. Đọc bài thơ, ta như vừa nhận được thông điệp hãy yêu các loài cây, yêu màu xanh của đất nước vừa như thấy được đó là mầm xanh, mầm hi vọng vào một thế hệ tương lai- thế hệ kế tiếp trường tồn theo thời gian, năm tháng cùng góp sức mình vào sự trường tồn và phát triển đất nước.
ĐỀ 2: VIẾT ĐOẠN VĂN NGHI LẠI CẢM XÚC VỀ BÀI THƠ “ SANG THU”
–HỮU THỈNH-
Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết theo dòng cảm xúc từ cảm thu trong không gian gần và hẹp “hương ổi”, gió se” “sương chùng chình qua ngõ” đến cảm thu ở không gian xa và rộng “Đám mây mùa hạ/ vắt nửa mình sang thu”, chim “vội vã, sông dềnh dàng” đến cảm thu của đời người “ Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” Bằng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật nhân hóa “ Sương chùng chình qua ngõ”, từ láy “chùng chình, dềnh dàng”, vội vã” và phép đối “sông dềnh dàng/ chim vội vã” người đọc đã được cảm nhận trọn vẹn mùa thu từ gần đến xa, từ nhạt đến đậm. Thu lúc chùng chình như một nàng thiếu nữ nửa như muốn đi nửa như muốn ở lại lúc lại rõ ràng đậm nét “Chim vội vã, sông dềnh dàng”. Đặc biệt là hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ đậm triết lý sâu xa được thể hiện ở hai câu thơ cuối:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Từ cảnh thực: Sấm là hiện tượng của tự nhiên đã không khiến cho hàng cây- sau bao mùa thay lá, cứng cáp, kiên cường phải giật mình. Đến ý nghĩa ẩn dụ sấm- biểu tượng của những khó khăn, bất trắc của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi- những con người trưởng thành từng trải qua những khó khăn, sóng gió, bất trắc của cuộc đời nay trở nên kiên cường, vững vàng, bình tĩnh, tự tin trước những biến cố mà cuộc đời mang lại. Bài thơ như một khúc giao mùa đã để lại trong lòng người đọc bao suy ngẫm về thiên, con người và cuộc đời. Sóng gió, khó khăn trắc trở không khuất phục được con người mà khiến họ trở nên kiên cường, vững vàng đủ bình tĩnh, tự tin vượt qua phong ba, bão táp của cuộc đời.
ĐỀ 3
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ KHỔ THƠ ĐẦU BÀI THƠ “SANG THU” CỦA HỮU THỈNH
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Cảm nhận của tác giả về tín hiệu sang thu trong không gian gần và hẹp.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Mở đầu cảm nhận của mình về mùa thu bằng tính từ “bỗng” nhận ra hương ổi, một khám phá mới mẻ, và rất đỗi bất ngờ. Thu như đến một cách đột ngột, không báo trước. Cùng với gió se, cái gió nhè nhẹ thoang thoảng mang cái lành lạnh, hanh hanh đặc trưng của miền Bắc nước ta là hình ảnh “sương chùng chình”. Nghệ thuật nhân hóa, từ láy, “chùng chình”. Hình như làn sương mỏng manh kia như một nàng thiếu nữ như cố ý, chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm, thong thả nhẹ nhàng, chầm chậm sang thu, nửa như muốn sang thu, nửa như muốn ở lại với hạ. Thu bỗng đến một cách quá bất ngờ khiến nhà thơ có một cảm giác mơ hồ hình như thu đã về. Với thành phần tình thái “hình như” gợi cảm xúc, ngỡ ngàng mơ hồ, tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước mùa thu. Chỉ với bốn câu thơ và các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, từ láy, sử dụng động từ…, chúng ta đã cảm nhận được tâm hồn thi sĩ đã chuyển biến nhịp nhàng củng phút giao mùa, nhà thơ đã mở rộng các giác quan để cảm nhận thu về.
ĐỀ 4
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NHẬN VỀ KHỔ 2 BÀI SANG THU- HỮU THỈNH
Sau khi cảm nhận về sắc thu một cách ngỡ ngàng, mơ hồ chưa rõ nét và để chắc chắn với cảm xúc của mình, muốn xác định một cách rõ ràng rằng thu đã thật sự đến, nhà thơ đã phóng tầm mắt ra xa hơn, cao hơn nữa để cảm thu cảm nhận những biến chuyển của đất trời:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Gợi cho chúng ta về các tầng không thấp có dòng sông, tầng giữa có đàn chim, tầng cao có đám mây. Phép đối “Sông dềnh dàng”>< “chim vội vã, kết hợp với phép nhân hóa “sông dềnh dàng”. Cụm từ “được lúc” “dềnh dàng” của dòng sông “bắt đầu” của sự “vội vã” trong cánh chim, đó chỉ là cái mới bắt đầu của đất trời chớm vào thu và chỉ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm như nhà thơ Hữu Thỉnh mới có thể cảm nhận được những biến chuyển rất nhỏ ấy. Đặc biệt là hình ảnh:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
Hình ảnh mây vắt nửa mình sang thu cũng trở nên độc đáo, gợi hình ảnh, đám mây mềm mại như dải lụa vắt ngang trên bầu trời. Dường như giữa mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể, hữu hình hiển hiện. Ông không chỉ cảm nhận thu bằng thị giác mà còn bằng cả sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn, bằng một tình yêu thiên nhiên thiết tha của nhà thơ Hữu Thỉnh. Những cảm nhận tinh tế và một tâm hồn yêu thiên nhiên, nhà thơ đã gợi trong ta một không gian cảnh vật, một đời người đang từ từ, điềm tĩnh bước vào thu, đồng thời cũng cho ta một tâm trạng xao xuyến, say sưa trước cảnh vật.
ĐỀ 5:
VIẾT ĐOẠN VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ: “THƯ GỬI BỐ” CỦA XUÂN QUỲNH
Bài thơ “Thư gửi bố” của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay giàu cảm xúc với nét ngầy thơ của bạn nhỏ khi nhớ về bố của mình. Mỗi khổ thơ thể hiện một nét đẹp, dễ thương của cậu bé khi nghĩ về người cha đang ngày đêm canh giữ biển đảo. Nhưng em thích nhất là khổ thơ cuối của bài thơ:
Nhưng bố này con bảo
Con nghĩ còn hay hơn:
“Bố: hàng rào của đảo
Bố: hàng rào của con”
Trong quan niệm của người lớn, bố đơn thuần chỉ là “hàng rào của đảo” canh giữ, bảo vệ biển đảo- một vùng của tổ quốc. Nhưng trong tâm khảm của em, bố không chỉ có vậy mà còn là “hàng rào” của con- bố không chỉ bảo vệ biển đảo mà còn đang bảo vệ cả em nữa. Em rất tự hào, kiêu hãnh, biết ơn bố của mình. Niềm tự hào ấy được em thủ thỉ, nhẹ nhàng “Nhưng bố này con bảo” gợi hình ảnh em bé đang ôm cổ, ghé tai thủ thỉ nói lời chỉ dành cho bố, cho bí mật của bố con mình về một điều con nghĩ về bố. Khổ thơ gợi cho em nhớ về sự gian lao, vất vả của người bố kính yêu, giúp em thêm yêu và trân trọng bố của mình hơn.
...........
Tải file tài liệu để xem thêm Chuyên đề Ngữ văn 7 Kết nối tri thức