Ca dao, tục ngữ, châm ngôn đạo đức được ghi nhận thành pháp luật Ôn tập GDCD 12

Sưu tầm 3 - 5 câu ca dao tục ngữ, châm ngôn về đạo đức đã được Nhà nước ghi nhận thành nội dung các quy phạm pháp luật, qua đó phân tích quan hệ giữa pháp luật với đạo đức là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình GDCD 12 Bài 1.

Ca dao, tục ngữ, châm ngôn về đạo đức được Nhà nước ghi nhận thành pháp luật mang đến câu trả lời hay nhất, giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để nhanh chóng trả lời câu hỏi môn GDCD 12. Đây cũng là một dạng câu hỏi trọng tâm được áp dụng trong các đề kiểm tra, đề thi học kì.

Đề bài: Em hãy sưu tầm 3 - 5 câu ca dao tục ngữ, châm ngôn về đạo đức đã được Nhà nước ghi nhận thành nội dung các quy phạm pháp luật, qua đó phân tích quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

I. Ca dao, tục ngữ, châm ngôn về đạo đức được Nhà nước ghi nhận thành pháp luật

1.

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 70 khoản 2, luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Con cái “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

2. 

Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

Câu ca dao nói về sự kính trọng của người học trò đối với người thầy, cô. Nghĩa vụ trôn trọng giáo viên của người học sinh cũng được ghi nhận tại điều 82 Luật Giáo dục 2019:

Điều 82. Nhiệm vụ của người học

1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập,...

3.

Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Câu ca dao nói về tình nghĩa anh em: luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống

Tinh thần này được ghi nhận tại điều 105, luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ của anh chị em:

Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau....

4.

Pháp bất vị thân

Câu ca dao này ý nói pháp luật không thiên vị bất cứ một ai, pháp luật là công bằng và bình đẳng giữa mọi người. Câu ca dao này được ghi nhận trong Luật hiến pháp 2013 tại điều 16:

Điều 16. 1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

5.

Đứng trên cầu Cấm em thề:
Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương

Đây là câu ca dao thể hiện tình yêu quê hương đất nước nhưng cũng cho thấy được nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của thế hệ trẻ. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc được quy định đầy đủ trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Luật đặt ra nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cao cả của thanh niên đối với đất nước.

II. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó và luôn bổ trợ nhau.

Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục. Khi đó, các giá trị đạo đức đã được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

Đạo đức luôn là kim chỉ nam để các nhà làm luật xây dựng luật, trong những quy phạm pháp luật luôn có quy định "không trái đạo đức xã hội". Pháp luật không trái đạo đức xã hội, là biện pháp cưỡng chế mang tính nhà nước để thực hiện các đạo đức xã hội và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại với đạo đức.

Đạo đức và pháp luật không thể tách rời nhau mà luôn bổ trợ và song hành cùng nhau.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 02
  • Lượt xem: 1.072
  • Dung lượng: 118,9 KB
Sắp xếp theo