Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định Đề minh họa môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý THPT Quốc gia năm 2018

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định đươc Download.vn tổng hợp đăng tải ngay sau đây.

Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ văn

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi ta im lặng, dùng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối, ta sẽ nghe được nhiều tiếng động xung quanh đang diễn ra, dù đó có là tiếng thở dài não ruột của của một người đang ở nơi xa, hay ngay cả “tiếng vô thanh" của dòng sông và ngọn đồi. Cuộc sống luôn luôn hối hả vội vàng, nên dễ khiến ta quên dần thói quen lắng nghe sâu sắc bằng trái tim. Nhiều khi người kia đã nói rất rõ ràng mà ta còn chưa chịu hiểu, huống hồ họ chỉ nói nửa câu hay im lặng để ta tự suy ngẫm. Vì có những niềm đau đã giấu kín trong lòng thì không thể dễ dàng nói ra nếu người nghe không biểu lộ được sự rung cảm chân thành từ nơi trái tim... Cho nên, phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác. Vậy từ bây giờ ta hãy tìm cho mình một không gian tĩnh lặng để tập nghe rõ lại từng bước chân và hơi thở của mình. Đó là những âm thanh rất gần gũi và quan trọng mà ta đã quên lãng từ lâu. Ngoài ra, ta hãy cố gắng tập im lặng lắng nghe từng dòng cảm xúc nhớ nhung hay khát khao, từng ý niệm giận hờn hay ganh ghét, những quyết định sai lầm hay những lần tự mãn, và ngay cả khi tâm tư hoàn toàn vắng lặng để ta nhận ra từng thái độ sống của mình. Chỉ cần im lặng lắng nghe mà đừng vội can thiệp hay phán xét, để ta có cơ hội hiểu hết những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn... Nhờ đó, ta sẽ có nhiều cơ hội làm chủ chính mình. Làm chủ được chính mình cũng chính là làm chủ được cuộc đời mình. Khi làm chủ được cuộc đời mình, ta mới đủ bản lĩnh mời người khác cùng tham dự mà không gây khổ lụy cho nhau, đủ sức dắt nhau đi qua những quãng đời gian khó.

(Trích “Hiểu về trái tim”, Minh Niệm, NXB Trẻ 2013)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Theo tác giả, khi nào người ta sẽ nghe được cả “tiếng động” và “tiếng vô thanh” của đời sống?

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào là “lắng nghe chính mình”?

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan niệm của tác giả: phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của sự im lặng.

Câu 2 (5.0 điểm)

Suy nghĩ của anh/chị về quá trình thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 1). Liên hệ với nhận thức của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Ciru Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tổ” - Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, tập 1); từ đó, trình bày nhận thức của anh/chị về mối liên hệ giữa nghệ thuật và đời sống.

----------------------------------

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu 41: Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. thiếu nguyên liệu là khoáng sản.

B. người dân có kinh nghiệm làm nông nghiệp.

C. thiếu nguồn lao động có trình độ.

D. cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đồng bộ.

Câu 42: Hệ sinh thái rừng tràm chủ yếu phân bố ở vùng nào của nước ta?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 43: Phần lớn các đô thị nước ta có quy mô:

A. trung bình.

B. lớn và trung bình.

C. vừa và lớn.

D. vừa và nhỏ.

Câu 44: Từ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là

A. sông Đồng Nai.

B. sông Hồng.

C. sông Mệ Công.

D. sông Thu Bồn.

Câu 45: Có dãy núi già Apalat và đồng bằng ven biên tương đối rộng là đặc điểm khu vực địa hình nào của Hoa Kì?

A. Phía Đông vùng đất trung tâm Bắc Mỹ.

B. Phía Tây vùng đất trung tâm Bắc Mỹ.

C. Alaxca và Hawai.

D. Vùng Trung Tâm của vùng đất trung tâm Bắc Bộ.

Câu 46: Đất hoàng thổ - loại đất màu mỡ bậc nhất thế giới tập trung ở khu vực nào dưới đây của Trung Quốc?

A. Đồng bằng Hoa Bắc

B. Đồng bằng Hoa Nam.

C. Đồng bằng Đông Bắc

D. Bồn địa Tarim.

Câu 47: Yếu tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là

A. mùa khô sâu sắc và kéo dài.

B. hay chịu ảnh hưởng của bão, sương muối.

C. địa hình có sự phân bậc

D. đất bị xói mòn, bạc màu.

Câu 48: Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long?

A. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi.

B. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.

C. phát triển công nghiệp chế biến.

D. tăng cường việc bảo vệ rừng tràm và rừng ngập mặn.

Câu 49: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm ngành du lịch nước ta?

A. Trung tâm du lịch lớn nhất nước ta ở miền Trung là Huế.

B. Nước ta có 3 vùng du lịch và nhiều trung tâm du lịch cấp vùng.

C. Nước ta có tài nguyên du lịch rất đa dạng, phong phú.

D. Số lượt khách và doanh thu du lịch nước ta tăng liên tục

Câu 50: Dãy núi bắt nguồn từ biên giới Việt – Trung và kết thúc ở khuỷu sông Đà là

A. Trường Sơn Bắc.

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Pu Đen Đinh.

D. Pu Sam Sao

Câu 51: Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta là

A. hình thành các vùng động lực, vùng trọng điểm phát triển kinh tế.

B. thu hút đâu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ ngoại giao

C. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và chuyển dịch cơ cấu.

D. giảm lạm phát, nâng cao đời sống cho người dân.

Câu 52: Hướng chính của dãy núi ở Đông Nam Á lục địa là

A.. Đông Bắc – Tây Nam.

B. Đông – Tây.

C. Vòng cung.

D. Tây Bắc – Đông Nam.

Câu 53: Tác động nào sau đây không đúng với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đối với nước đang phát triển?

A. Xuất hiện nhều ngành mới với hàm lượng tri thức cao.

B. Gia tăng khoảng cách với các nước phát triển.

C. Đón đầu được tất cả các công nghệ hiện đại, áp dụng vào sản xuất.

D. Tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế.

Câu 54: Ngành nông nghiệp từ lâu đời và sản lượng đứng hàng đầu thế giới của đất nước Nhật Bản là

A. Trồng lúa, nuôi lợn.

B. trồng dâu, nuôi tằm.

C. trồng chè.

D. đánh bắt thủy sản.

Câu 55: Lâm nghiệp có vị trí đặc biêt trong cơ cấu của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì:

A. rừng có nhiều giá trị về kinh tế và môi trường sinh thái.

B. nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.

C. nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến.

D. độ che phủ rừng của nước ta tương đối lớn và hiện đang gia tăng.

Câu 56: Sau năm 2000, nền kinh tế Liên Bang Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên là do

A. tập trung vào các ngành công nghiệp hiện đại.

B. Nga là trụ cột của Liên Bang Xô Viết.

C. đẩy mạnh nâng cấp sơ sở hạ tầng.

D. các chính sách và biện pháp đúng đắn.

Câu 57: Dựa vào Atlat Việt Nam trang 9, cho biết thời gian mùa mưa ở trạm khí hậu nào kéo dài nhất?

A. Hà Nội.

B. Cà Mau.

C. Nha Trang.

D. Thanh Hóa

Câu 58: Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là:

A. đầm phá

B. sông suối

C. đảo ven bờ.

D. ao hồ.

Câu 59: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ chủ yếu vì

A. có loại đất xám rất thích hợp cho cây cao su.

B. có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su trong vùng.

C. thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định.

D. người dân có kinh nghiệm trồng cao su.

Câu 60: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi chủ yếu phân bố trên dạng địa hình nào của Tây Bắc?

A. Đồi trung du.

B. Cánh đồng giữa núi.

C. Núi thấp.

D. cao nguyên.

Câu 61: Sản lượng khai thác gỗ của Tây Nguyên giảm liên tục là do

A. chất lượng gỗ giảm.

B. nhu cầu thị trường giảm

C. thiếu nguồn lao động.

D. sự suy giảm tài nguyên rừng.

Câu 62: Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp do

A. nhu cầu thị trường lớn.

B. thu hút nhiều vốn để phát triển cây công nghiệp.

C. người dân nhiều kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.

D. có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.

Câu 63: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào dưới đây không đúng với sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Dân cư đông đúc ở dọc sông Tiền, sông Hậu.

B. Dân cư thưa thớt ở các vùng trũng: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.

C. Dân cư đông đúc ở ven biển Đông và ven vịnh Thái Lan.

D. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình cả nước

Câu 64: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Có nhiều điều kiện phát triển kinh tế liên hoàn biển đảo – đât liền.

B. Vùng có tiềm lực kinh tế mạnh nhất và trình độ phát triển cao nhất cả nước

C. Là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

D. Vùng có số lượng và chất lượng lao động tốt vào loại hàng đầu cả nước

,.........

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Toán

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo