Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống Trọn bộ lí thuyết Hóa 11

Lý thuyết môn Hóa học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Tổng hợp kiến thức lý thuyết Hóa lớp 11 Kết nối tri thức được biên soạn toàn bộ lý thuyết của 25 bài học có trong chương trình sách giáo khoa mới. Thông qua tài liệu này giúp học sinh dễ dàng soạn và làm bài tập Hóa học 11. Đồng thời đây cũng là tài liệu tự học ở nhà rất tốt với các bạn học sinh. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Cân bằng hóa học

1. Phản ứng một chiều là phản ứng xảy ra theo một chiều từ chất đầu sang sản phẩm trong cùng một điều kiện.

\mathbf{a A}+\mathbf{b B} \longrightarrow \mathbf{c C}+\mathbf{d D}

2. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.

\mathbf{a A}+\mathbf{b B} \quad \mathbf{c} \mathbf{C}+\mathbf{d D}

3. Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái tại đó tốc độ phản úng thuận bằng tốc độ phản úng nghịch\left(\mathrm{v}_{\mathrm{t}}=\mathrm{v}_{\mathrm{n}}\right)

4. Hằng số cân bằng

Xét phản ứng thuận nghịch tổng quát:\mathrm{aA}+\mathrm{bB}+\mathrm{CC}+\mathrm{dD}

K_C=\frac{[C]^c \cdot[D]^d}{[A]^a \cdot[B]^b}

6. Ảnh hưởng của nồng độ (chất khí, chất lỏng)

“Khi tăng nồng độ một chất trong phản ứng thì cân bằng hóa học bị phá vỡ và chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của chất đó và ngược lại”.

7. Ảnh hưởng của áp suất (chất khí)

“Khi tăng áp suất chung của hệ, thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất, tức là chiều làm giảm số mol khí và ngược lại”.

8. Ảnh hưởng chất xúc tác => chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

9. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier

“ Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài làm thay đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó”.

=>Ý nghĩa của nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Trong kĩ thuật công nghiệp hóa học, có thể thay đổi các điều kiện chuyển dịch cân bằng theo chiều mong muốn => tăng hiệu suất của phản ứng.

BÀI 2: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC

1. Sự điện ly là quá trình phân li các chất trong nước tạo thành ion.

2. Chất điện lylà những chất khi tan trong nước phân li ra ion.

3. Chất điện ly mạnh: Là chất khi tan trong nước, hầu hết các phân tử chất tan đều phân li ra hoàn toàn thành ion.

*Acid mạnh: HCl, HNO3, HClO4, HI, H2SO4, HClO3, HBr..

*Base mạnh (tan): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,..

*Muối: hầu hết các muối trừ HgCl2,CuCl

Chất điện ly yếu: Là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li một phần thành ion.

*Acid yếu: CH3COOH, HClO, HF, H2S, HNO2, H2CO3, H2SO3, HCOOH, C2H5COOH, HBrO,..

*Base yếu (không tan): Mg(OH)2, Bi(OH)2, Cu(OH)2,..

H2O là chất điện li rất yếu.

2. Thuyết ACID-BASE của BRONSTED — LOWRY

a. Khái niệm acid và base theo thuyết Bronsted – Lowry

Thuyết Bronsted – Lowry cho rằng acid là chất cho proton (H+) và base là chất nhận proton.

a. Ưu điểm của thuyết Bronsted – Lowry

Thuyết Bronsted – Lowry có nhiều ưu điểm hơn thuyết Arrhenius:

+ Thuyết Arrhenius chỉ đúng trong trường hợp dung môi là nước.

+ Thuyết Bronsted – Lowry có cái nhìn tổng quát hơn về axit và bazo, giúp ta giải thích được 1 số muối lại hoạt động như 1 bazo.

3. Khái niệm pH và ý nghĩa của pH trong cuộc sống

a. Khái niệm pH

pH là đại lượng thay thế cho những số có số mũ âm hoặc có nhiều chữ số thập phân khi dùng nồng độ ion H+ hoặc ion OH- được dùng để đánh giá tính acid hoặc tính base của các dung dịch mà H+ hoặc OH- thấp.

b. Ý nghĩa của pH trong thực tiễn

Chỉ số pH có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn, pH có liên quan đến sức khoẻ của con người, sự phát triển của động vật, thực vật.

Trong cơ thể của người, máu và các dịch của dạ dày, mật, .. đều có giá trị pH trong một khoảng nhất định. Chỉ số pH trong cơ thể có liên quan đến tình trạng sức khỏe. Nếu chỉ số pH tăng hoặc giảm đột ngột, không nằm trong giới hạn cho phép thì có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh lí, người bệnh cần được khám để tìm ra nguyên nhân.

Một số động vật sống dưới nước cần môi trường có giá trị pH thích hợp, ví dụ: tôm và cá ưa sống trong môi trường nước có pH khoảng 7,5 – 8,5.

c. Xác định pH

Giá trị pH của dung dịch được xác định gần đúng bằng cách sử dụng chất chỉ thị acid – base. Khi cần xác định giá trị pH chính xác hơn, người ta sử dụng máy đo pH.

Chất chỉ thị acid – base là chất có màu sắc biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Một số chất chỉ thị như giấy pH, giấy qùy. phenolphthalein có màu sắc thay đổi trong các khoảng pH khác nhau.

.......

Tải file tài liệu để xem trọn bộ lý thuyết Hóa 11 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 736
  • Lượt xem: 5.019
  • Dung lượng: 1,8 MB
Tìm thêm: Hóa học 11
Sắp xếp theo