Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra cuối kì 2 LS - ĐL 7 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi Lịch sử Địa lí lớp 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 tổng hợp 7 đề kiểm tra có đáp án chi tiết và bảng ma trận. Tài liệu được biên soạn đề rất đa dạng với nhiều cấu trúc khác nhau gồm cả đề 40% trắc nghiệm kết hợp 60% tự luận và đề 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận.

Với 7 đề thi Lịch sử Địa lý lớp 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là 7 đề thi Lịch sử Địa lý lớp 7 cuối kì 2 năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, bộ đề thi học kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức.

Bộ đề thi Lịch sử Địa lí lớp 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức năm 2024

1. Đề thi Lịch sử Địa lí lớp 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức - Đề 1

1.1 Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 7 cuối kì 2

A. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Câu 1: Từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lý của vương quốc nào?

A. Phù Nam.
B. Chăm-pa.
C. Chân Lạp
D. Lục Chân Lạp.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

A. Chính sách cai trị tàn độc của quân Minh đối với nhân dân Đại Việt.
B. Quân Minh ép Lê Lợi ra làm quan.
C. Do tác động của cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
D. Vương triều Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống Minh.

Câu 3: Nơi Lê Lợi chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa là:

A. Lang Chánh (Thanh Hoá).
B. Tây Đô (Thanh Hoá).
C. Lam Sơn (Thanh Hoá).
D. Thọ Xuân (Thanh Hoá).

Câu 4: Nhà Hồ được thành lập năm nào?

A. Năm 1010.
B. Năm 1225.
C. Năm 1400.
D. Năm 1428

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra vào các năm:

A. 1258, 1285, 1287 - 1288.
B. 1257, 1258, 1287.
C. 1257, 1285, 1287 - 1288.
D. 1257, 1258, 1287 – 1288.

Câu 6: Nhà Trần khi thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đánh nhanh thắng nhanh.
B. Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ.
C. Củng cố lực lượng chờ phản công.
D. Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ.

Câu 7: Vương triều Vi-giay-a được thành lập năm nào?

A. năm 989
B. năm 999
C. năm 988
D. năm 898

Câu 8: Để tăng cường sức mạnh quân sự, nhà Hồ đã thực hiện biện pháp gì?

A. Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ.
B. Cải cách chế độ học tập, thi cử để chọn người tài.
C. Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô.
D. Lập lại kỉ cương, cải tổ quy chế quan lại.

II. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ:

Câu 1 Trong các loài động vật dưới đây, loài nào không sống ở Nam Cực?

A. chim cánh cụt.
B. đà điểu.
C. chim biển
D. hải cẩu.

Câu 2. Xét về diện tích, châu Mĩ xếp thứ mấy trên Thế giới?

A. thứ nhất.
B. thứ ba
C. thứ hai.
D. thứ tư.

Câu 3. Lục địa Ôxtrâylia nằm ở phía nào của Thái Bình Dương?

A. Nam.
B. Tây Nam.
C. Tây.
D. Tây Bắc.

Câu 4. Diện tích lục địa Ôxtrâylia là khoảng

A. gần 7,7 triệu km2
B. gần 6,6 triệu km2
C. gần 8,8 triệu km2
D. gần 9,9 triệu km2

Câu 5. Mật độ dân số ở Ô-xtrây-lia so với thế giới là:

A. cao.
B. thấp.
C. trung bình.
D. rất thấp.

Câu 6. Mức độ đô thị hóa của Ô-xtrây-lia:

A. thấp.
B. trung bình.
C. rất cao.
D. cao.

Câu 7. Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu:

A. Đông.
B. Bắc
C. Nam.
D. Tây

Câu 8. Đặc điểm nổi bật về khí hậu của Châu Nam Cực là:

A. lạnh và khô nhất thế giới.
B. nóng nhất thế giới.
C. ấm và khô nhất thế giới.
D. lạnh nhưng mưa nhiều

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ:

Câu 1: (1,5 điểm) Hãy trình bày tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ.

Câu 2: (1,5 điểm) a. Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn?

b. Từ khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

II. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ:

Câu 1 (1,5 điểm)

a. Từ Bắc xuống Nam, khí hậu ở Trung và Nam Mỹ phân hóa như thế nào?

b. Trình bày một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn?

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực?

b. Băng tan ở Nam Cực đã tác động như thế nào đến thiên nhiên trên Trái Đất?

1.2 Đáp án đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 7 cuối kì 2

A. TRẮC NGHIỆM(0điểm) Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

C

C

A

A

C

A

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

B

A

D

C

D

A

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

PHÂN MÔN LỊCH SỬ:

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1:

1,5 điểm

Hãy trình bày tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ.

a. Tình hình kinh tế

+ Nhà Lê sơ coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp.

+ Nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt lụa, làm gốm… phục hồi và phát triển nhanh chóng.

+ Nội thương: Khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữa các địa phương, giữa các làng nghề thủ công với các đô thị

+ Ngoại thương: Việc mở rộng buôn bán với nước ngoài vẫn được duy trì.

b. Tình hình xã hội

+ Xã hội phân hóa thành các tầng lớp có địa vị ngày càng khác biệt. Vua, quan lại có nhiều đặc quyền, đặc lợi.

+ Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2:

1,5 điểm

a. Nguyên nhân thắng lợi.

- Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, đoàn kết, ủng hộ nghĩa quân.

- Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

b. Ý nghĩa lịch sử:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh. Mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc-thời Lê sơ.

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Từ khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

- Cần có sự đoàn kết toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .Sự quan tâm của nhà nước đến dân, dựa vào dân để đánh giặc

* Chúng ta cần phải gìn giữ được truyền thống yêu nước,phải có một sự đoàn kết của một tập thể thì mới vượt qua được mọi thứ.

0,25đ

0,25đ

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ:

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1:

1,5 điểm

a. Từ Bắc xuống Nam, khí hậu ở Trung và Nam Mỹ phân hóa như thế nào?

Khí hậu phân hóa lần lượt theo các đới: Ôn đới, Cận nhiệt, Nhiệt đới, Cận xích đạo, Xích đạo

0,5đ

b. Trình bày các biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn:

- Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng;

- Xử lý nghiêm những hành vi phá hoại rừng.

- Trồng phục hồi rừng.

- Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 2:

1,5 điểm

a. Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực . (1,0 điểm)

- 1820, hai nhà hàng hải người Nga phát hiện ra Châu Nam Cực-> phát hiện muộn nhất.

- 1900 nhà thám hiểm Na Uy đã đặt chân tới lục địa

- 1957 việc nghiên cứu châu Nam Cực mới được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện.

- Ngày 1/12/1959 ký hiệp ước Nam cực, gồm 12 nước

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Tác động của băng tan ở Nam Cực đối với thiên nhiên trên Trái Đất. (0,5 điểm)

- Băng tan làm mực nước biển sẽ dâng cao.

- Làm mất đi nhiều hệ sinh thái.

0,25

0,25

1.3 Ma trận đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 7 cuối kì 2

Xem chi tiết bảng ma trận trong file tải về

2. Đề thi Lịch sử Địa lí lớp 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức - Đề 2

2.1 Đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7

Phân môn lịch sử

Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

(Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất )

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

A. Chính sách cai trị tàn độc của quân Minh đối với nhân dân Đại Việt.
B. Quân Minh ép Lê Lợi ra làm quan.
C. Do tác động của cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
D. Vương triều Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống Minh.

Câu 2: Hin-đu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở vương quốc nào ?

A. Cham-pa
B. Đại Việt
C. Vạn Xuân
D. Lào

Câu 3: Nhà Lê sơ đã ban hành bộ luật nào ?

A. Bộ Quốc Triều Hình luật .
B. Bộ luật Hình Thư.
C. Bộ Quốc Triều Hình luật (bộ luật Hồng Đức )
D. Bộ luật Gia Long

Câu 4: Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là ai?

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
B. Chu Văn An.
C. Nguyễn Đình Chiểu.
D. Lê Quý Đôn.

Câu 5: Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh do ai lãnh đạo ?

A. Nguyễn Trãi
B. Lê lai
D. Nguyễn Chích .
C. Lê Lợi

Câu 6: Chiến thắng nào kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống?

A. Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Bạch Đằng.
C. Đông Bộ Đầu.
D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt

Câu 7: Nhà Hồ được thành lập năm nào?

A. Năm 1010
B. Năm 1225
C. Năm 1400
D. Năm 1428

Câu 8: Nhân vật nào trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên năm 1285 khi bị giặc bắt , giặc dụ dỗ đã nói “ Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc ” ?

A. Trần Thủ Độ
B. Trần Bình Trọng
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Quốc Toản

Phần II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm)

Cuộc khởi nghĩa diễn ra từ năm 1418 – 1427 là cuộc khởi nghĩa nào? Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa đó?

Câu 2: (1,5 điểm)

Em hãy nhận xét kế hoạch đánh giặc chống quân Mông Nguyên của nước nhà Trần?

Em rút ra bài học gì cho bản thân từ cuộc kháng chiến đó

Phân môn Địa lí

Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1. Địa hình châu Nam cực là

A. cao nguyên băng.
B. núi già
C. núi trẻ
D. đồng bằng

Câu 2. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở

A. nửa cầu Bắc.
B. nửa cầu Tây.
C. nửa cầu Nam.
D. nửa cầu Đông.

Câu 3. Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ gồm

A. Niu Iooc, Ottawa
B. Lôt-an-giơ-let, Mê-hi-cô-city
C. Niu Iooc, Oa-sinh-tơn
D. Ottawa, Mê-hi-cô-city

Câu 4. Châu Đại Dương nằm giữa đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.
B. Ấn Độ Dương
C. Thái Bình Dương.
D. Bắc Băng Dương

Câu 5. Động vật nào sau đây là loài đặc trưng của Ôxtraylia?

A. Chó sói.
B. Gấu trắng.
C. Chim cánh cụt.
D. Chuột túi.

Câu 6. Rừng Amazon được gọi là

A. lá phổi của Nam Mỹ
B. lá phổi xanh của Trái Đất
C. lá phổi xanh của Bắc Mỹ
D. lá phổi xanh của Châu Mỹ

Câu 7. Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương
B. Thái Bình Dương
C. Đại Tây Dương
D. Bắc Băng Dương

Câu 8. Dân cư Trung và Nam Mỹ chủ yếu là

A. người nhập cư.
B. người bản địa.
C. người nhập cư và bản địa
D. người Anh-điêng

Phần II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Trình bày đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a?

Câu 2. (1,5 điểm).

a. Phân tích sự phân hóa theo chiều cao của tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ?

b. Băng ở Nam Cực đang dần tan ra do biến đổi khí hậu, em cần làm gì để góp phần hạn chế biến đổi khí hậu?

2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7

Phân môn Lịch sử

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

A

C

D

B

C

D

Phần II. Tự luận ( 3,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

( 1,5điểm)

- Cuộc khởi nghĩa diễn ra từ năm 1418 – 1427 là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nguyên nhân thắng lợi

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.

- Nhờ có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Bộ chỉ huy tài giỏi, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

*Ý nghĩa lịch sử:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, giành lại nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

2

(1,5 điểm)

* Nhận xét về kế hoạch đánh giặc chống quân Mông Nguyên của nhà Trần

- Kết hoạch độc đáo sáng tạo: Khi giặc tràn vào nước ta khích lệ lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta; thực hiện kế sách vườn không nhà trống; giặc mạnh ta rút lui, giặc khó khăn ta phản công bằng tinh thần quật cường .

* Bài học của bản thân cần học tập : Đất nước hòa bình cần rèn luyện sức khỏe, chăm ngoan học tốt, đoàn kết giúp đỡ bạn, khi đất nước gặp khó khăn cần phát huy : Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm cùng đất nước vượt qua khó khăn thử thách.

1

0,5

Phân môn Địa lí

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

C

D

B

D

A

Phần II. Tự luận ( 3,0 điểm)

Câu

Nội dung cần trình bày

Điểm

1

(1,5 điểm)

Trình bày đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a

1,5

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

- Phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới.

0,75

0,75

2

(1,5 điểm)

Phân tích sự phân hóa theo chiều cao của tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ ?

1,0

*Sự phân hóa theo chiều cao của tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ thể hiện ở sự thay đổi khá rõ nét của thiên nhiên miền núi Anđét:

- Ở dưới thấp:

+ Vùng Bắc và Trung An-đét thuộc đới khí hậu nóng và ẩm ướt. Có rừng thưa nhiệt đới;

+ Vùng nam An đét thuộc khí hậu ôn hòa, phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới.

- Càng lên cao càng thay đổi tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm.

0,5

0,5

b. Băng ở Nam Cực đang dần tan ra do biến đổi khí hậu, em cần làm gì để góp phần hạn chế hiện tượng trên?

0,5

- Có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia...

(GV có thể linh hoạt cho điểm theo ý tưởng làm bài của học sinh)

0,5

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7

Xem chi tiết đầy đủ ma trận và bản đặc tả trong file tải về

3. Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 Kết nối tri thức - Đề 3

3.1 Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Địa lí 7

A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?

A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Nam.
C. Đại Việt.
D. Đại Ngu.

Câu 2. Thời Tiền Lê, ở địa phương cả nước được chia thành

A. 7 đạo.
B. 8 đạo.
C. 9 đạo.
D. 10.

Câu 3. Nhân vật lịch sử đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược Tống lần thứ hai là:

A. Ngô Quyền.
B. Đinh Bộ Lĩnh.
C. Lê Hoàn.
D. Lý Thường Kiệt.

Câu 4. Năm 1010, nhà Lý đã đưa ra quyết định quan trong là

A. chia lại các đơn vị hành chính.
B. ban hành bộ luật Hình Thư.
C. dời đô..
D. Xây dựng quân đội.

Câu 5. Năm 1042, nhà Lý cho

A. ban hành bộ luật Hình Thư.
B. mở khoa thi đầu tiên.
C. thành lập Quốc Tử Giám.
D. dựng Văn Miếu.

Câu 6. Vị vua nào nhà Trần đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm?

A. Trần Thái Tông.
B. Trần Nhân Tông.
C. Trần Thánh Tông.
D. Trần Anh Tông.

Câu 7. Các vua Trần thường chỉ ở ngôi một thời gian rồi nhường ngai vàng cho con, xưng là

A. Thượng hoàng.
B. Thái Thượng hoàng.
C. Thái hoàng.
D. Vương hoàng.

Câu 8. Tinh thần đoàn kết, quyết tâm đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên của nhân dân nhà Trần thể hiện

A. Luyện tập võ nghệ ngày đêm.
B. Học tập binh pháp.
C. Thực hiện “Vườn không nhà trống”
D. Thích trên tay hai chữ “Sát Thát”.

B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày những hiểu biết của em về tình hình văn hóa, giáo dục nước ta thời Lý.

Câu 2 (1,5 điểm):

a. Theo em nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần là gì?

b. Từ ba lần chiến thắng chống quân Mông – Nguyên chúng ta có thể rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (mỗi ý đúng được 0,25 điểm ).

Câu 1. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:

A. núi cao và đồng bằng.
B. đồng bằng và bồn địa.
C. bồn địa và sơn nguyên.
D. sơn nguyên và núi cao.

Câu 2. Hòn đảo lớn nhất châu Phi là

A. Ma-đa-ga-xca.
B. Grơn-len.
C. New Ghi-nê.
D. Ca-li-man-ta.

Câu 3. Phía tây của Châu Phi tiếp giáp với đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương.
D. Bắc Băng Dương.

Câu 4. Đặc điểm bờ biển châu Phi?

A. Cắt xẻ mạnh.
B. Nhiều vũng, vịnh.
C. Ít bị cắt xẻ, ít vũng, vịnh.
D. Nhiều đảo lớn, nhỏ.

Câu 5. Diện tích châu Mĩ đứng sau châu lục nào?

A. Châu Âu.
B. Châu Phi.
C. Châu Á.
D. Châu Đại Dương.

Câu 6. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào?

A. Bán cầu Tây.
B. Bán cầu Đông.
C. Bán cầu Bắc.
D. Bán cầu Nam.

Câu 7. Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ?

A. Ph. Ma-gien-lăng.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. S. Ê-ca-nô.
D. V. Ga-ma.

Câu 8. Kênh đào Pa – na – ma nối liền giữa hai đại dương nào?

A. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.
B. Ấn Độ Dương với Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

I. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm). Trình bày và nêu hậu quả của vấn đề gia tăng dân số tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Phi?

Câu 2. (1,5 điểm).

a. Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?

b. Nêu những hiểu biết của em về tổng thống Nen-xơn Man-đê-na?

d) Đáp án và hướng dẫn chấm

3.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

D

C

A

B

B

C

TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Tình hình văn hóa, giáo dục nước ta thới Lý.

* Tôn giáo

- Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi. Nho giáo bắt đầu được mở rộng và có vai trò quan trọng. Đạo giáo cũng khá thịnh hành kết hợp với các tín ngưỡng dân gian

* Văn học nghệ thuật

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

- Hát chèo, múa rối nước phát triển, các trò chơi dân gian rất được ưu chuộng.

- Một số công trình kiến trúc tương đối lớn và độc đáo như: Chùa Một cột, Cấm thành...

* Giáo dục.

- Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn miếu ở Thăng Long.

- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc Tử Giám dạy học cho hoàng tử, công chúa, con em quý tộc quan lại…

0.5

0.5

0,5

Câu 2

(1,5

điểm)

* Nguyên nhân thắng lợi

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh của quân dân nhà Trần

- Vai trò lãnh đạo, tài chỉ huy của các vua Trần cùng các tướng lĩnh như Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư…

* Ý nghĩa lịch sử

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

- Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại bài học lịch sử vô cùng quý giá.

- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác.

0.25

0.25

0,25

0,25

b. * Bài học gì trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

- Bài học về nghệ thuật quân sự ...

- Bài học trong xây dựng đất nước: lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh, dựa vào dân lấy dân làm gốc

0,25

0.25

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng cho 0.25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

A

C

C

A

B

A

Phần II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu

Hướng dẫn chấm

Điểm

1

(1,5 đ)

* Trình bày.

- Số dân: chiếm khoảng 17% dân số thế giới.

0.25

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: cao nhất thế giới.

0.25

* Hậu quả.

- Kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội, dẫn đến đói nghèo.

0.5

- Tài nguyên cạn kiệt, suy thoái; ô nhiễm môi trường

0.5

2

(1,5 đ)

a. Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc: Tại các ốc đảo (nơi có mạch nước ngầm), người dân trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch,…; Phát triển chăn nuôi du mục; Khai thác khoáng sản để xuất khẩu và các túi nước ngầm; Phát triển du lịch.

0,75

b. Nêu những hiểu biết của em về tổng thống Nen-xơn Man-đê-na: Ông là người da đen, làm luật sư; Là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi; Ông từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ A-pec-thai; Ông đạt giải nô-ben hòa bình năm 1993.

0.75

3.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7

Xem chi tiết đầy đủ ma trận và bản đặc tả trong file tải về

4. Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 Kết nối tri thức - Đề 4

4.1 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Bộ phận nào sau đây của châu Đại Dương nằm ở phía đông kinh tuyến 180°?

A. Lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. Quần đảo Niu Di-len.
C. Chuỗi đảo Mê-la-nê-di.
D. Chuỗi đảo Pô-li-nê-di.

Câu 2. Phía đông của Ô-xtrây-li-a chủ yếu là

A. sa mạc Lớn và các hoang mạc.
B. đồng bằng rộng lớn, vịnh biển.
C. dãy núi dài chạy dọc ven biển.
D. bồn địa rộng lớn bằng phẳng.

Câu 3. Lục địa nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất thế giới?

A. Á - Âu.
B. Nam Mĩ.
C. Ô-xtrây-li-a.
D. Bắc Mĩ.

Câu 4. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở Ô-xtrây-li-a khoảng

A. 86%.
B. 87%.
C. 85%.
D. 82%.

Câu 5. Châu Nam Cực không giáp với đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương.

Câu 6. Phần phía đông châu Nam Cực có

A. diện tích hẹp hơn phần phía tây.
B. nhiều quần đảo và bán đảo lớn.
C. diện tích rộng hơn phần phía tây.
D. chủ yếu là biển nhỏ và vịnh sâu.

Câu 7. Lục địa Nam Cực có tài nguyên khoáng sản nào dưới đây?

A. Kim cương.
B. Phốt phát.
C. Vàng.
D. Than đá.

Câu 8. So với toàn cầu, châu Nam Cực là lục địa

A. lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất.
B. lạnh nhất, mưa lớn nhất, rộng nhất.
C. nhiều bằng nhất, hẹp nhất, ẩm nhất.
D. khô hạn nhất, ít gió nhất, rộng nhất.

Câu 9. Những ngành kinh tế chủ đạo trong các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. lâm nghiệp và đánh bắt hải sản.
D. chăn nuôi gia súc và nông nghiệp.

Câu 10. Đô thị tiêu biểu nhất của La Mã cổ đại là

A. Rô-ma.
B. Mi-lan.
C. Vơ-ni-dơ.
D. Pa-ri.

Câu 11. Một trong những hoạt động kinh tế của tầng lớp thương nhân trong các đô thị châu Âu thời trung đại là

A. đấu tranh chống tư tưởng của Giáo hội.
B. bảo trợ cho phong trào Cải cách tôn giáo.
C. tổ chức các hội chợ để trao đổi hàng hóa.
D. thúc đẩy sự trao đổi giữa các lãnh địa.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của thương nhân đối với đô thị châu Âu thời trung đại?

A. Củng cố chế độ quân chủ chuyên chế phân quyền.
B. Thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở các đô thị phát triển.
C. Lực lượng tiên phong trong đấu tranh chống tư sản.
D. Tạo cơ sở hình thành nền kinh tế khép kín ở đô thị.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày vị trí và nêu đặc điểm của các khu vực địa hình trên lục địa Ô-xtrây-li-a.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Từng phen khóc lóc theo cha,
Rồi đem nợ nước, thù nhà ra cân,
Núi Lam Sơn tìm giúp minh quân,
Bình Ngô đại cáo bút thần ra tay?”

A. Lê Lợi.
B. Nguyễn Trãi.
C. Lê Sát.
D. Nguyễn Xí.

Câu 2. Năm 1424, để gỡ thị bị quân Minh bao vây, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân

A. ra Đông Đô.
B. vào Nghệ An.
C. lên núi Tam Điệp.
D. lên núi Chí Linh.

Câu 3. Bộ “Quốc triều hình luật” thời Lê sơ còn có tên gọi khác là

A. Luật Gia Long.
B. Hoàng triều luật lệ.
C. Luật Hồng Đức.
D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 4. Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa,… là những tác phẩm nổi tiếng của

A. Lê Quý Đôn.
B. Lương Thế Vinh.
C. Ngô Sỹ Liên.
D. Nguyễn Trãi.

Câu 5. Biện pháp phát triển nông nghiệp nào đã được nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý - Trần - Lê sơ đưa vào trong các bộ luật?

A. Bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.
B. Chia ruộng cho nông dân theo phép quân điền.
C. Khuyến khích nhân dân lai tạo giống lúa mới.
D. Cho phép vương hầu, quý tộc lập điền trang.

Câu 6. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tình hình văn hóa - giáo dục thời Lê sơ?

A. Phật giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.
B. Văn học chữ Hán phát triển và giữ ưu thế.
C. Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng.
D. Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục.

Câu 7. Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tôi phải tru di” đã cho thấy điều gì?

A. Sự phát triển cường thịnh của nền kinh tế Đại Việt dưới thời Lê sơ.
B. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia của nhà Lê sơ.
C. Đại Việt thời Lê sơ đã trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
D. Nhà Lê quyết tâm kháng chiến chống quân Minh, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Câu 8. Trong những năm từ 1220 - 1353, Vương quốc Chăm-pa

A. bị Chân Lạp xâm lược và cai trị.
B. ngày càng suy thoái và khủng hoảng.
C. được hình thành và bước đầu phát triển.
D. bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất.

Câu 9. Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo có địa vị quan trọng nhất ở Chăm-pa là

A. Phật giáo.
B. Hồi giáo.
C. Công giáo.
D. Hin-đu giáo.

Câu 10. Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là gì?

A. Thương mại đường biển và trồng lúa.
B. Khai thác lâm sản (trầm hương, ngà voi,…).
C. Sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán đường biển.
D. Trồng lúa kết hợp chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản.

Câu 11. Vùng đất Thủy Chân Lạp chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Nguyên.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Bộ.
D. Trung Bộ.

Câu 12. Nguyên nhân nào khiến triều đình Chân Lạp không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ?

A. Nhà nước Đại Việt tăng cường ảnh hưởng ở vùng đất Nam Bộ.
B. Cư dân Nam Bộ liên tục nổi dậy chống lại sự cai trị của triều đình Chân Lạp.
C. Chân Lạp phải đối mặt với nhiều khó khăn (chiến tranh, mâu thuẫn nội bộ,…).
D. Trình đình Xiêm dùng áp lực buộc Chân Lạp phải “nhượng” lại vùng đất Nam Bộ.

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.

b. Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

4.2 Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D2-C3-C4-A5-B6-C7-D8-A9-B10-A
11-C12-B

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Vị trí, đặc điểm và khoáng sản của các khu vực địa hình trên lục địa Ô-xtrây-li-a:

* Phía tây

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có vùng sơn nguyên tây với độ cao trung bình dưới 500 m.

- Các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp là dạng địa hình bao phủ trên bề mặt lục địa.

- Lục địa Ô-xtrây-li-a là nơi tập trung nhiều mỏ kim loại như sắt, đồng, vàng, ni-ken, bô-xít, ...

* Ở giữa

- Bồn địa Ác-tê-di-an lớn là đồng bằng lớn nhất vùng đồng bằng Trung tâm.

- Bề mặt lục địa Ô-xtrây-li-a có nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát với độ cao trung bình dưới 200 m, rất khô hạn.

- Ở giữa lục địa Ô-xtrây-li-a có nhiều nơi hoang vắng, không có người sinh sống.

* Phía đông

- Phía đông lục địa là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với độ cao trung bình 800 - 1000m.

- Càng về phía vùng đồng bằng Trung tâm thì sườn đông dốc, sườn tây càng thoải dần.

- Đây là nơi tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B2-B3-C4-B5-A6-A7-B8-D9-D10-D
11-B12-C

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a)

* Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

+ Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi.

* Ý nghĩa lịch sử:

+ Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, khôi phục nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam.

- Yêu cầu b) Bài học kinh nghiệm:

+ Dựa vào sức dân.

+ Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân

4.3 Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7

Xem chi tiết đầy đủ ma trận và bản đặc tả trong file tải về

.................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 Kết nối tri thức 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.255
  • Lượt xem: 29.400
  • Dung lượng: 205,8 KB
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • nguyễn Khải
    nguyễn Khải

    hay

    Thích Phản hồi 03/05/23
    • Kyaruおい
      Kyaruおい

      Trúng nha

      Thích Phản hồi 12/05/23