Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 10 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 7 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi KHTN lớp 7 cuối học kì 2 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 tổng hợp 10 đề kiểm tra có đáp án chi tiết và bảng ma trận. Tài liệu được biên soạn đề rất đa dạng với nhiều cấu trúc khác nhau gồm cả đề thi học theo chương trình cuốn chiếu và song song.

Với 10 Đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là 10 đề thi KHTN lớp 7 cuối kì 2 năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, bộ đề thi học kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức.

1. Đề thi KHTN lớp 7 cuối học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 1

1.1 Đề thi KHTN lớp 7 cuối học kì 2

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Điền đáp án đúng vào bảng dưới đây:

1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 -
11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 -

Câu 1: Bộ phận thực hiện trao đổi khí ở thực vật là gì?

A. Khí khổng
B. Biểu bì
C. Phổi
D. Da

Câu 2: Quá trình trao đổi khí ở sinh vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?

A. Sáng sớm
B. Buổi chiều
C. Buổi tối
D. Suốt cả ngày đêm

Câu 3: Trong quá trình quang hợp, cây xanh lấy vào và thải ra môi trường khí nào dưới đây?

A. Lấy vào Oxygen, thải ra Carbondioxide
B. Lấy vào Carbondioxide, thải ra Oxygen
C. Lấy vào và thải ra không khí
D. Lấy vào và thải ra Oxygen và Carbondioxide

Câu 4: Để có sức khoẻ tốt vào ban đêm người ta không nên để nhiều hoa, cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa. Vì sao?

A. Do cây xanh hô hấp đã lấy oxygen nhả ra carbondioxide
B. Do cây xanh quang hợp đã lấy oxygen nhả ra carbondioxide
C. Do cơ chế thải độc của thực vật về đêm
D. Do cây xanh có thể hấp dẫn côn trùng

Câu 5: Trong những trường hợp dưới đây, có những trường hợp nào cần được bổ sung nước kịp thời nếu không cơ thể sẽ gặp nguy hiểm?

(1) Chạy bộ đường dài
(2) Học tập.
(3) Lao động dưới trời nắng nóng.
(4) Sau khi ăn cơm
(5) Sốt cao.
(6) Trước khi ngủ.

A. 1,3,5
B. 2,3,5
C. 3,4,5
D. 2,4,6

Câu 6: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B. Dòng mạch gỗ vận chuyển nước, dòng mạch rây vận chuyển các chất khoáng.
C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.

Câu 7: Động vật thu nhận thức ăn từ môi trường ngoài chủ yếu thông qua hoạt động nào?

A. Thở
B. Ăn
C. Uống
D. Ăn và uống

Câu 8: Việc vận chuyển các chất trong cơ thể động vật do hệ cơ quan nào phụ trách?

A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ bài tiết
C. Hệ tiêu hóa
D. Hệ nội tiết

Câu 9: Bạn An nặng 40 kg. Dựa theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng quốc gia, thể tích nước bạn An cần cung cấp cho bản thân mỗi ngày là bao nhiêu?

A. 800 ml
B. 1200 ml
C. 2000 ml
D. 1600ml

Câu 10: Một cành hoa bị héo, sau khi ngâm trong nước, hoa bỗng tươi trở lại. Hiện tượng trên phản ánh vai trò của bộ phận nào đối với đời sống thực vật ?

A. Mạch gỗ
B. Mạch rây
C. Ruột
D. Nội bì

Câu 11: Tập tính bẩm sinh là những tập tính:

A. Sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
B. Học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
C. Sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
D. Học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Câu 12 Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

A. Cây nắp ấm bắt mồi
B. Hoa hướng dương hướng về mặt trời
C. Cây phát triển về phía có nhiều ánh sáng
D. Cây bàng rụng lá khi gió thổi mạnh

Câu 13: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn nước được gọi là?

A. Tính hướng tiếp xúc.
B. Tính hướng sáng.
C. Tính hướng nước
D. Tính hướng hoá.

Câu 14: Người ta có thế dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại, Vì sao?

A. Vì người ta dựa vào tập tính của một số loài côn trùng có hại là bị thu hút bởi ánh sáng
B. Vì có nước nên côn trùng bay vào đẻ trứng
C. Chỉ là ngẫu nhiên con trùng bay vào
D. Vì chỗ đó nhiệt độ ấm hơn

Câu 15. Sinh trưởng ở sinh vật là?

A. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
B. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
C. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào và mô.
D. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và phân hóa tế bào.

Câu 16: Phát triển ở sinh vật là ?

A. Quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
B. Quá trình gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
C. Quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật.
D. Quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Câu 17: Ở thực vât có hoa và có hạt, quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm các giai đoạn nào ?

A. Hạt hạt nảy mầm cây con cây trưởng thành cây ra hoa cây tạo quả và hình thành hạt.
B. Cây con cây trưởng thành cây ra hoa cây tạo quả và hình thành hạt.
C. Hạt hạt nảy mầm cây mầm cây con cây trưởng thành
D. Hạt hạt nảy mầm cây trưởng thành cây ra hoa cây tạo quả và hình thành hạt.

Câu 18: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng với nhân tố ánh sáng người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau:

A. Trồng cây ưa bóng trước, cây ưa sáng sau.
B. Trồng cây ưa sáng trước, cây ưa bóng sau.
C. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
D. Tùy theo mùa vụ để điều chỉnh.

Câu 19: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống: Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về …(1)… Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng lên về …(2)…

A. (1) Kích thước (2) Khối lượng
B. (1) Chiều dài; (2) Chiều cao
C. (1) Chiều dài; (2) Chiều ngang
D. (1) Kích thước; (2) Chiều ngang

Câu 20: Quan sát vòng đời của muỗi sau đây: Để tiêu diệt muỗi hiệu quả, nên tác động vào các giai đoạn nào sau đây?

A. Giai đoạn trứng và giai đoạn ấu trùng.
B. Giai đoạn trứng và giai đoạn muỗi trưởng thành.
C. Giai đoạn nhộng và giai đoạn muỗi trưởng thành.
D. Giai đoạn muỗi tiền trưởng thành và giai đoạn muỗi trưởng thành.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1: Các khẳng định sau đúng hay sai? (1.5 điểm)

STT

Khẳng định

Đúng/Sai

1

Máu giàu oxygen có màu đỏ tươi, máu giàu carbondioxide có màu đỏ thẫm

2

Chỉ có nước tiểu mới chứa các chất bài tiết khỏi cơ thể

3

Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên ngừng tưới nước cho cây để đất trong chậu thật khô.

4

Trong cùng điều kiện môi trường, nhu cầu nước của các loài động vật đều giống nhau.

5

Ở động vật có 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: protein, lipit, carbohydrate, vitamin và chất khoáng.

6

Thiếu vitamin A, cơ thể mắc các bệnh về mắt.

Câu 2 (1,5 điểm):

1. Tập tính là gì? Nêu vai trò của tập tính? (0.5 điểm)

2. Lấy một số ví dụ về tập tính ở động vật, cho biết chúng thuộc tập tính bẩm sinh hay tập tính học được (Lấy ít nhất 4 ví dụ)? (1 điểm)

Câu 3 (1 điểm): Vẽ vòng đời của bướm. Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở bướm?

Câu 4 (1 điểm): Đọc sách là thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để hình thành thói quen này cho bản thân?

1.2 Đáp án đề thi KHTN lớp 7 cuối học kì 2

I. Trắc nghiệm: 5 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu1234567891011121314151617181920
ADABADDADACDCABBABAC

II. Tự luận: 5 điểm

Điểm

Câu 1:

1. Đ

2. S

3. S

4. S

5. Đ

6. Đ

0 , 25đ/ý

Câu 2:

a. Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Vai trò: giúp động vật thích ứng với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển

b. Ví dụ

- Tập tính dư cư ở chim – tập tính bẩm sinh

- Khỉ đi xe đạp – tập tính học được …..

(HS chỉ nêu đúng ví dụ được nửa số điểm)

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 3:

- Ví dụ ở bướm:

Dấu hiệu sinh trưởng: kích thước trứng tăng, kích thước và khối lượng ấu trùng (sâu) tăng.

Dấu hiệu phát triển: trứng nở thành sâu non; sâu hoá kén (nhộng); nhộng nở thành bướm

1 đ

Câu 4: Để hình thành thói quen đọc sách, cần lặp đi lặp lại các bước sau:

- Bước 1: chọn sách mình yêu thích.

- Bước 2: Chọn thời gian đọc phù hợp.

- Bước 3: Đọc hằng ngày vào thời gian đã chọn.

- Bước 4: Tự đánh giá thói quen đọc sách của cá nhân.

1 đ

1.3 Ma trận đề thi KHTN lớp 7 cuối học kì 2

2. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - Đề 2

2.1 Đề thi học kì 2 KHTN 7

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:

A. Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.
B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
C. Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam-Bắc.
D. Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.

Câu 2. Từ trường không tồn tại ở đâu ?

A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh Trái Đất.

Câu 3. Một kim nam châm đặt cân bằng trên trục quay tự do, khi đứng cân bằng thì hai đầu của nó luôn chỉ hướng nào của địa lí?

A. Bắc – Nam.
B. Đông – Tây.
C. Bắc – Nam xong lại chỉ Đông – Tây.
D. Đông – Tây xong lại chỉ Bắc – Nam.

Câu 4. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?

A. Có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. Có độ mau thưa tùy ý.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.

Câu 6. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 7. Sản phẩm của quang hợp là

A. ánh sáng, diệp lục.
B. oxygen, glucose.
C. nước, carbon dioxide.
D. glucose, nước.

Câu 8. Cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá lần lượt là

A. qua da, qua hệ thống ống khí
B. qua mang, qua hệ thống ống khí
C. qua phổi, qua hệ thống ống khí
D. qua hệ thống ống khí, qua da

Câu 9. Cho các đặc điểm sau:

(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
(2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh.
(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
(4) Tốc độ thoát hơi nước chậm.

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có những đặc điểm nào?

A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1),(4).

Câu 10. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:

A. nghiền nát – tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.
B. tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng– nghiền nát – đào thải.
C. chuyển hóa dinh dưỡng – tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – đào thải.
D. tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.

Câu 11. Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ), lá cây sẽ cụp lại (hình bên). Đây là hiện tượng gì?

A. hiện tượng va chạm.
B. hiện tượng cảm ứng.
C. hiện tượng hóa học.
D. hiện tượng sinh học.

Câu 12. Sinh trưởng ở sinh vật là

A. sự tăng về khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
B. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về khối lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể nhờ đó cơ thể lớn lên.
D. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

Câu 13. Phát triển bao gồm

A. sinh trưởng, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
B. sinh trưởng, phân hóa tế bào.
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
D. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát triển hình thái cơ quan và cơ thể.

Câu 14: Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về

A. chiều dài.
B. chiều rộng.
C. khối lượng.
D. trọng lượng.

Câu 15. Còi xương, chậm lớn ở động vật và người do thiếu

A. vitamin C.
B. vitamin D.
C. vitamin A.
D. vitamin E.

Câu 16. Hình thức sinh sản nào sau đây là sinh sản vô tính?

A. Đẻ trứng.
B. Đẻ con.
C. Phân đôi cơ thể.
D. Đẻ trứng và đẻ con.

Câu 17. Phương pháp nhân giống cây trồng nào sau đây cho ra số cây giống nhanh, đồng loạt, số lượng lớn, giá thành rẻ?

A. Giâm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép cây.
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

Câu 18. Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm:

A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi.
C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá.
D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 19. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
B. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành bào tử, bào tử phát triển thành cơ thể mới.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 20. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật gồm

A. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng.
B. ánh sáng, đặc điểm loài, nước, hormone sinh sản.
C. đặc điểm loài, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng.
D. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)

Câu 21 (1,0 điểm). Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào?

Câu 22 (1,0 điểm). Nêu khái niệm về tập tính của sinh vật?

Câu 23 (0,5 điểm). Vận dụng kiến thức đã học, mô tả đặc điểm thể hiện các dấu hiệu của sinh trưởng và phát triển ở người.

Câu 24 (1,5 điểm). Sau khi học vế quá trình thoát hơi nước ở cây xanh, bạn Mai băn khoăn muốn biết xem nếu sự thoát hơi nước ở lá không diễn ra thì điểu gì sẽ xảy ra, còn Khôi thì không biết tưới nước hợp lí cho cây trồng là như thế nào. Em hãy
giúp Mai và Khôi giải đáp các băn khoăn trên?

Câu 25 (1,0 điểm). Vụ trước, bà của Hoa trổng giống lúa mới, bà thấy giống lúa này cho năng suất cao, nấu cơm dẻo và thơm, vụ này bà muốn tiếp tục trổng giống lúa đó nên bà đi mua lúa giống. Hoa thắc mắc tại sao không lấy thóc nhà mình vừa thu hoạch để trồng tiếp vụ này. Em hãy vận dụng những kiến thức đã học để giải thích cho Hoa hiểu.

2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 KHTN 7

Phần I: TNKQ (5,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đ/A

C

C

A

B

D

B

B

A

A

D

B

D

C

A

B

C

D

A

C

A

Phần II: Tự luận: (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 21

(1,0 điểm)

Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào : Khí oxygen phân giải pác phân tử chất hữu cơ ( chủ yếu là glucose) thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời cũng tạo ra năng lượng ATP

1,0 điểm

Câu 22

(1,0 điểm)

- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.

1,0 điểm

Câu 23

(0,5 điểm)

Dấu hiệu sinh trưởng ở cơ thể người: cơ thể tăng lên vế chiều cao và cân nặng.

Dấu hiệu phát triển: phát sinh các cơ quan trong giai đoạn phôi, phát sinh các đặc điểm ở tuổi dậy thì như mọc râu (ở nam), ngực phát triển (ở nữ)...

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 24

(1,5 điểm)

- Giải thích băn khoăn của Khôi: Tưới nước hợp lí cho cây trông nghĩa là cần phải dựa vào nhu cầu nước của loài, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, đặc điểm của đất cũng như thời tiết để quyết định lượng nước và thời gian tưới nước cho cây.

- Giải thích băn khoăn của Mai: Nếu thoát hơi nước ở lá không diên ra thì sự vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân sẽ bị chậm hoặc có thể ngừng lại; khí khổng không mở hoặc mở nhỏ nên CO2 không khuếch tán vào trong lá để cung cấp cho quang hợp, dẫn đến không đảm bảo cung cấp nước và chất dinh dường cho hoạt động sóng cua tế bào. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ môi trường cao, lá cây sẽ bị đốt nóng nếu không có sự thoát hơi nước. Nếu quá trình thoát hơi nước không diễn ra trong thời gian dài, sự sinh trưởng và phát triển của cây bị chậm lại, cây có thể chết.

0,5 điểm

1,0 điểm

Câu 25

(1,0 điểm)

Lúa thu hoạch từ vụ trước có những hạt được tạo thành từ hạt phấn của những câỵ lúa ở ruộng khác, nếu dùng những hạt lúa đó làm gióng, thế hệ con sẽ mang những đặc điểm của cả cây bố, mẹ nên có thể chất lượng và năng suất sẽ không được như trống từ lúa giống đi mua.

1,0 điểm

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

12

1. Từ (10 tiết)

4

4

1,0

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (30 tiết)

2

1

4

1

2

6

4,0

3. Cảm ứng ở sinh vật (6 tiết)

1

1

1

1

1,25

4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết)

2

2

1

1

4

1,5

5. Sinh sản ở sinh vật (10 tiết)

4

1

1

1

5

2.25

Số câu

1

12

1

8

2

1

5

20

Điểm số

1

3

1.0

2

2

1

5

5

10

% điểm số

40%

30%

20%

10%

10 điểm

(100%)

Xem chi tiết bản đặc tả trong file tải về

3. Đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề 3

3.1 Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7

I. Trắc nghiệm (4,0đ) Chọn phương án trả lời đúng

Câu 1. Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì:

A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
B. cả hai nửa đểu mất từ tính.
C. mỗi nửa đểu là một nam châm có hai cực Bắc - Nam.
D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.

Câu 2. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sổng của sinh vật.

Câu 3. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 4. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là:

A. mô phân sinh đỉnh và mò phân sinh bên.
B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. mô phân sinh lá và mỏ phân sinh thân.
D. mô phân sinh ngọn và mò phân sinh rễ.

Câu 5. Loại mô giúp cho thân dài ra là:

A. mô phân sinh ngọn.
B. mô phân sinh rễ.
C. mô phân sinh lá.
D. mô phân sinh thân.

Câu 6. Sinh sản là

A. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống.
B. quá trình không thể thiếu của cơ thể sống
C. đặc trưng của vật không sống.
D. đặc trưng cơ bản của động vật.

Câu 7. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình tạo ra cơ thể mới từ

A. một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
B. sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bõ.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 8. Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?

A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường.
B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
D. Sử dụng hormone.

Câu 9. Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất ?

A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đấu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đấu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 10. Sản phẩm của quang hợp là

A. nước, carbon dioxide.
B. ánh sáng, diệp lục.
C. oxygen, glucose.
D. glucose, nước.

Câu 11. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

A. lấy khí 02 từ môi trường vào cơ thể và thải khíCO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. lấy khí co2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí 02 từ cơ thể ra mòi trường.
C. lấy khí 02 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đóng thời thải khí CO2 hoặc 02 từ cơ thể ra môi trường.
D. lấy khí co2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài
môi trường.

Câu 12. Để thực hiện thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây sẽ gồm các bước sau:

1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.

2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.

3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.

4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.

Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:

A. 1,2,3,4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.

Câu 13. Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

1. Là hai quá trình độc lập nhau

2. Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau

3. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển

4. Phát triển làm thay đổi sinh trưởng

5. Sinh trưởng là một phần của phát triển

6. Sinh trưởng thường diễn ra trước, sau đó phát triển mới diễn ra

A. 6
B. 5
C. 4
D. 3

Câu 14. Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là

A. yếu tố di truyền
B. hoocmôn
C. thức ăn
D. nhiệt độ và ánh sáng

Câu 15. Nhóm thực vật dưới đây sinh sản bằng thân rễ?

A. Rau má, dâu tây.
B. Khoai lang, khoai tây.
C. Gừng, củ gấu.
D. Lá bỏng, hoa đá

Câu 16. Sinh sản hữu tính khác sinh sản vô tính là

A. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.
B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.
C. tạo cơ thể mới từ các bộ phận khác nhau của cơ thể.
D. cơ thể mẹ sinh ra cơ thể con từ tê bào giao tử cái.

II. Tự luận (6,0đ)

Câu 17. (0,5 điểm) Hãy xác định chiều đường sức từ.

Câu 18. (1,5 điểm) Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Câu 19. (1,0 điểm) Mô tả con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người).

Câu 20. (1,25 điểm) Hãy dự đoán tình huống khi con người không phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường xung quanh (như nóng, lạnh, gặp nguy hiểm,. . . ).

Câu 21. (0,75 điểm) Một trang trại nuôi bò lấy thịt có số lượng bò đực rất lớn. Theo em, để duy trì nguồn bò đực với số lượng lớn, trang trại này nên thực hiện biện pháp gì?

Câu 22. (1,0 điểm) Tại sao cần phải tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh sổ con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người? Em hãy để xuất một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người.

3.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 KHTN 7

I. Trắc nghiệm. (4,0 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

D

B

A

A

A

C

D

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

C

A

B

C

A

C

A

II. Tự luận. (6,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17

(0,5đ)

- Các đường sức từ có chiều xác định. Ở ngoài nam châm chúng có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực nam

0,5

Câu 18

(1,5 đ)

- Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

- Phát triển bao gồm sinh trưởng phân hóa tế bào phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

0,75

0,75

Câu 19

(1,0 đ)

- Ở người, khi hít vào, không khí đi qua đường dẫn khí vào đến phổi sẽ cung cấp O2 cho các tế bào.

- Khí CO2 từ tế bào được máu chuyển tới phổi để thải ra ngoài môi trường qua động tác thở ra.

0,5

0,5

Câu 20

(1,25 đ)

- Nếu con người không phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường sẽ
ảnh hưởng đến sự tốn tại và phát triển của cơ thể

-> cơ thể sẽ gặp nguy hiểm.

0,75

0,5

Câu 21

(0,75 đ)

- Để tăng sổ lượng con đực trong đàn vật nuôi, biện pháp nên thực hiện là lựa chọn tinh trùng (quy định giới tính đực), đem thụ tinh với trứng để tạo ra thế hệ con mang giới tính mong muốn.

0,75

Câu 22

(1,0 đ)

- Tăng sinh sản ở động vật và thực vật để đáp ứng nhu cấu sử dụng của con người.

-Tuy nhiên, cần điểu chỉnh sinh sản ở người để nâng cao chất lượng cuộc sống và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sổng (y tế, giáo dục, nhà ở,. . . ) và cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Các biện pháp hiệu quả thường dùng để tránh có thai ngoài ý muốn như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, uổng thuốc tránh thai, cấy que tránh thai.

- Bên cạnh đó, biện pháp hỗ trợ sinh con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn là thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Chế độ hoạt động, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tinh thần thoải mái cũng là
những việc nên làm để có thể sinh được những đứa con khoẻ mạnh.

0,25

0,25

0,25

0,25

3.3 Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 7

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung chương X: Sinh sản ở sinh vật.

- Thời gian làm bài: 90 phút

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)

- Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao

- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 15 câu, thông hiểu: 5 câu), mỗi câu 0,2 điểm

- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

- Nội dung nửa đầu học kì 2: 32% (3,2 điểm; Chủ đề 6,7: 30 tiết)

- Nội dung nửa sau học kì 2: 68% (6,8 điểm; Chủ đề 7,8,9,10: 33 tiết)

- Khung ma trận

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1. Chương VI : Từ

1

(0,5)

1

1

1

(0,5)

2

1,0

10%

2. Chương VII – Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

2

1

(1,0)

2

1

(1,0)

4

2,0

20%

3. Chương VIII – Cảm ứng ở sinh vật

1

1

(1,25)

1

(1,25)

1

1,5

15%

4. Chương IX – Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1

(1,5)

2

2

1

(1,5)

4

2,5

25%

5. Chương X – Sinh sản ở sinh vật

3

2

1

(0,75)

1

(1)

2

(1,75)

5

3,0

30%

Tổng câu

2

8

1

8

2

1

6

16

22

Tổng điểm

2,0

2,0

1,0

2,0

2,0

1,0

6,0

4,0

10,0

% điểm số

40%

30%

20%

10%

60%

40%

100%

............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 KHTN 7

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
57
  • Lượt tải: 1.766
  • Lượt xem: 38.776
  • Dung lượng: 1 MB
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thanh Cuong Nguyen
    Thanh Cuong Nguyen

    Nếu tự luận nó thêm từ bài 38 - 42 thì tự luận và chắc nghiệm đề 1 100% ai cũng tải về xem

    Thích Phản hồi 06/05/23
    • Hang Le
      Hang Le

      cô mình bảo ôn từ bài 27 đến 34


      Thích Phản hồi 6 ngày trước