Địa lí 11 Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi Soạn Địa 11 Cánh diều trang 137, 138, ..., 142

Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 137, 138, 139, 140, 141, 142 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 29: Vị trí địa lí điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội Cộng hòa Nam Phi thuộc phần hai: Địa lý khu vực và quốc gia.

Soạn Địa lí 11 Bài 29 Cánh diều giúp các em học sinh hiểu được vị trí địa lí điều kiện tự nhiên và sự phát triển dân cư xã hội Cộng hòa Nam Phi. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Giải SGK Địa lí 11 Bài 29 Cánh diều, mời các bạn cùng đón đọc.

Địa lí 11 Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi

Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 11 Cánh diều Bài 29

Luyện tập 1

Lập bảng tóm tắt ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Cộng hòa Nam Phi đến phát triển kinh tế - xã hội.

Gợi ý đáp án

Điều kiện tự nhiên

Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội

Địa hình và đất đai

- Địa hình đồi núi hiểm trở nhưng là địa điểm thu hút khách du lịch.

- Đồng bằng nhỏ hẹp phân bố ở khu vực ven biển ở phía đông và nam thuận lợi cho cư trú và phát triển nông nghiệp.

- Đất đai thuận lợi phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.

Khí hậu

- Khí hậu phân hóa đa dạng, tạo điều kiện đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp.

Sông, hồ

- Sông ngòi ở cộng hòa Nam Phi ít có giá trị giao thông, chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu và thủy điện.

Sinh vật

- Mặc dù cái nguyên rừng ít đa dạng nhưng có vai trò quan trọng với sự phát triển của đất nước.

- Một số rừng nguyên sinh đã được bảo tồn nhằm duy trì đa dạng sinh học và là địa điểm thu hút khách du lịch.

Khoáng sản

- Tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú, tạo điều kiện cho Cộng hoà nam Phi phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp khai khoáng và là nguyên liệu quan trọng cho xuất khẩu.

Biển

- Thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các quốc gia và khu vực khác.

- Có điều kiện để phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế biển.

Luyện tập 2

Dựa vào bảng 29, hãy nhận xét về số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2020. Phân tích tác động của dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Gợi ý đáp án

- Nhận xét:

+ Số dân Cộng hòa Nam Phi đông và tăng đều qua các năm, trung bình mỗi 5 năm tăng thêm gần 4 triệu người. Năm 2000 là 44,9 triệu người , đến năm 2020 đạt 59,3 triệu người, tăng 14,4 triệu người.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động và xu hướng giảm. Năm 2000 là 1,4%, giảm xuống 1,2% năm 2005, đến năm 2010 lại tăng thêm 0,3% đạt 1,5%, tỉ lệ này giữ nguyên đến năm 2015 và giảm xuống còn 1,2% vào năm 2020.

- Tác động của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi:

+ Dân số đông, tăng nhanh nên Cộng hòa Nam Phi dù có lực lượng lao động dồi dào nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề như sức ép về việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Việc phân bố dân cư không đều ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

+ Dân cư đa dân tộc dẫn đến vấn đề phân biệt chủng tộc tuy nhiên Chính phủ đã nổ lực để chống nạn phân biệt chủng tộc và mang lại nhiều kết quả, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

Vận dụng

Lựa chọn một vấn đề xã hội của Cộng hòa Nam Phi, sưu tầm tư liệu và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về vấn đề đó.

Gợi ý đáp án

(*) Tham khảo: Nạn phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi

- Cho đến nay, nỗ lực của Chính phủ Nam Phi nhằm xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc đã gặt hái được những kết quả đáng kể và đã có những điều khoản xử lý nghiêm các hành vi này. Cuộc bầu cử lịch sử năm 1994, với việc lần đầu tiên người da đen ở Nam Phi được đi bỏ phiếu, lãnh tụ Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên được bầu chọn một cách dân chủ, đã chính thức chấm dứt hoàn toàn chế độ Apartheid, mở ra thời đại “đất nước Cầu Vồng” tại quốc gia cực Nam châu Phi.

- Nhiều người Nam Phi vẫn gọi thời kỳ chế độ Apartheid ở Nam Phi là vết thương từ lịch sử. Trong tiếng Afrikaans (hay còn gọi là tiếng Nam Phi, ngôn ngữ chính của những người thực dân Hà Lan tại Nam Phi), Apartheid có nghĩa là khoảng cách, tách rời, được hiểu là “phân biệt” với những người không cùng màu da. Apartheid đã trở thành chính sách của chính quyền Nam Phi từ năm 1948, khi đảng Quốc gia bảo thủ do người da trắng lãnh đạo lên nắm quyền.

- Với việc người da trắng chỉ chiếm chưa tới 20% dân số Nam Phi nhưng lại sở hữu hơn 80% đất đai, mọi quyền kiểm soát về chính trị và kinh tế đều nằm trong tay nhóm người này. Trong khi đó, người da đen phải chịu sự đàn áp và kỳ thị. Họ không được tham gia bầu cử, không có công việc tử tế, không được hưởng nền giáo dục và dịch vụ tốt.

- Họ cũng bị đẩy đến sống tại những thị trấn nhỏ lẻ, hoang tàn ở ngoại ô hoặc ở các vùng quê dành riêng cho các sắc tộc thiểu số khác nhau. Họ bị bóc lột sức lao động tại các mỏ khai thác vàng và kim cương, mà nguồn lợi từ ngành công nghiệp khai khoáng này hoàn toàn chảy vào túi của những người da trắng.

- Trên thực tế, Nam Phi hiện là một trong những quốc gia có khoảng cách giàu-nghèo cao nhất thế giới. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố năm 2019 cho thấy 10% số người giàu nhất Nam Phi nắm giữ 71% tổng lượng của cải đất nước, trong khi nhóm 60% người nghèo nhất chỉ sở hữu vỏn vẹn 7% tài sản.

Theo thống kê, thu nhập trung bình của người da trắng và người gốc Á ở Nam Phi, chiếm tổng cộng 15% dân số, cao gấp ba lần so với thu nhập của người da đen và da màu , chiếm 85% dân số. Tình trạng này đang có xu hướng trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 167
  • Dung lượng: 131,8 KB
Sắp xếp theo