Soạn bài Tự đánh giá: Nắng đẹp miền quê ngoại Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 29 sách Cánh diều tập 2

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Tự đánh giá: Nắng đẹp miền quê ngoại, sẽ giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn bài Tự đánh giá Nắng đẹp miền quê ngoạI
Soạn bài Tự đánh giá Nắng đẹp miền quê ngoạI

Các bạn học sinh lớp 11 hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Tự đánh giá: Nắng đẹp miền quê ngoại

Câu 1. Trong truyện này, ai là nhân vật chính?

A. Nhân vật “tôi”

B. Nhân vật Thơm

C. Nhân vật “dượng rể”

D. Nhân vật “tên lưu manh”

Câu 2. Giọng điệu của người kể chuyện như thế nào?

A. Bình dị, từ tốn

B. Bông lớn, châm biếm

C. Hài hước, dí dỏm

D. Trầm lặng, buồn bã

Câu 3. Thủ đoạn mà nhân vật “tôi” đã làm đối với cô Thơm là gì?

A. Áp bức, doạ nạt

B. Đặt điều vu khống

C. Gài bẫy, bắt giam

D. Lập mưu bán đứng

Câu 4. Hành động, lời nói, thái độ của cô Thơm thể hiện tính cách gì?

A. Hiền lành, thận trọng

B. Nghĩa tình, hào hiệp

C. Trong sáng, can đảm

D. Nóng nảy, vội vàng

Câu 5. Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật “dượng rể” cho thấy nhân vật này là người có tính cách như thế nào?

A. Hời hợt, nông nổi

B. Khoan dung, nghĩa tình

C. Nhỏ mọn, cố chấp

D. Trong sáng, cao thượng

Câu 6. Hãy tóm tắt văn bản bằng cách sắp xếp các sự kiện chính theo trật tự thời gian. Từ đó, nêu nhận xét của em về cốt truyện.

Câu 7. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh xã hội như thế nào? Bối cảnh ấy giúp em hiểu rõ hơn điều gì về nội dung và ý nghĩa của truyện?

Câu 8. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi về thăm quê ngoại diễn biến ra sao?

Câu 9. Em có nhận xét gì về sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản Nắng đẹp miền quê ngoại?

Câu 10. Thiên nhiên và con người ở “miền quê ngoại” như thế nào? Hãy ghi lại suy nghĩ và cảm nhận của em trong một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Gợi ý:

Câu 1. A

Câu 2. D

Câu 3. D

Câu 4. C

Câu 5. B

Câu 6.

- Nhân vật “tôi’ làm ăn khá giả nhờ biết cách khai thác những thuận cảnh do chiến tranh đem tới. Một lần, tôi đã hợp tác cùng hai tên lưu manh, lừa một cô gái cho một tên trung úy. Chiến tranh đã kết thúc, tôi cùng chị gái trở lại thăm quê ngoại. Người dượng kể về người con gái út đã chết khi chỉ mới mười tám tuổi. Nhân vật nhận ra rằng đó là cô gái mà mình đã lừa năm nào chính là người em họ của mình và thú nhận sự thật. Khi biết sự thật đó, người dượng đã im lặng thay cho sự tha thứ với những điều ác mà nhân vật tôi đã làm. Giờ đây khi đứng trước mộ của người em đã từng bị mình lừa chết, nhân vật tôi như ngộ ra được nhiều điều.

- Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật tôi, từ đó gửi gắm nhiều bài học sâu sắc.

Câu 7.

  • Bối cảnh: những năm Nam Bộ bị thực dân Pháp chiếm đóng (1945 - 1957)
  • Bối cảnh giúp hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của truyện: trong chiến tranh có những con người trở nên tha hóa, bị đồng tiền và lợi ích làm cho mờ mắt.

Câu 8.

Nhân vật tôi không có nhiều cảm xúc khi về thăm quê, chỉ đến khi “tôi” nhận ra người mình từng hại là em họ, “tôi” mới cảm thấy ăn năn, day dứt.

Câu 9.

Lời người kể chuyện và lời nhân vật và lời của nhân vật có sự kết nối. Người kể chuyện là “tôi” là nhân vật chính trong truyện, trực tiếp trải nghiệm và kể lại về cuộc đời của mình, từ đó giúp cho câu chuyện được kể trở nên chân thực, sinh động hơn.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 20
  • Lượt xem: 9.711
  • Dung lượng: 34,5 KB
Tìm thêm: Soạn Văn 11
Sắp xếp theo