Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82 - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 82 sách Cánh diều tập 2

Trong chương trình học môn Ngữ văn 6, các bạn học sinh sẽ được ôn tập về phần tiếng Việt. Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 82, thuộc sách Cánh diều, tập 2.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82

Tài liệu tham khảo dành cho học sinh lớp 7 tham khảo. Nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 82)

Câu 1. Xếp các thuật ngữ ở cột A vào lĩnh vực khoa học phù hợp ở cột B:

A. Thuật ngữ

B. Lĩnh vực khoa học

1. danh từ, động từ, tính từ, chủ ngữ, vị ngữ

a. toán học

2. số tự nhiên, số hữu tỉ, phân số, góc vuông

b. hóa học

3. hệ thần kinh, lưỡng cư, tế bào, vi khuẩn

c. ngôn ngữ học

4. đơn chất, kim loại, phim kim, hóa trị

d. vật lí học

5. dao động, tần số, vận tốc, điện tích

e. sinh học

Gợi ý:

1. c

2. a

3. e

4. b

5. d

Câu 2. Tìm và xếp các thuật ngữ trong những câu dưới đây vào lĩnh vực khoa học phù hợp: toán học, vật lí học, hoá học, sinh học, ngôn ngữ học.

a. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit gồm hai loại chính: oxit axit và oxit bazơ.

b. Trùng roi là một cơ thể đơn bào có thể tự dưỡng như thực vật nhưng cùng có thể dị dưỡng như động vật.

c. Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù.

d. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song?

e. Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.

Gợi ý:

a. Hóa học: oxit, hợp chất, nguyên tố, oxi, oxit axit, oxit bazơ

b. Sinh học: trùng roi, cơ thể đơn bào, tự dưỡng, thực vật, dị dưỡng, động vật

c. Toán học: tam giác, góc nhọn, tam giác nhọn, góc tù, tam giác tù

d. Vật lí: cường độ dòng điện, hiệu điện thế, đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song

e. Ngôn ngữ học: từ đơn, từ, tiếng, từ phức

Câu 3. Yếu tố nào trong các từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các loại xuồng, ghe? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.

xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng máy, ghe câu, ghe cào tôm

a. Chỉ đặc điểm cấu tạo của sự vật, ví dụ: (xuồng) ba lá.

b. Chỉ cách vận hành sự vật, ví dụ: (xuồng) chèo.

c. Chỉ công dụng của sự vật, ví dụ: (ghe) câu.

Gợi ý:

- Yếu tố đứng sau (ba lá, năm lá, tam bản, độc mộc, chèo, máy, câu, cào tôm) chỉ ra sự khác nhau giữa các loại xuồng, ghe.

- Xếp các yếu tố:

a. Chỉ đặc điểm cấu tạo của sự vật: xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng độc mộc

b. Chỉ cách vận hành sự vật: xuồng chèo, xuồng máy

c. Chỉ công dụng của sự vật: ghe câu, ghe cào tôm

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu em đã học. Chỉ ra một thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn.

Mẫu 1

Tiếng Việt có hệ thống từ loại rất phong phú và đa dạng. Ba từ loại chính gồm có danh từ, động từ, tính từ. Các từ loại này sẽ đóng vai trò làm thành phần chính trong câu. Bên cạnh đó, những từ loại khác như: số từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ, quan hệ từ, đại từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ. Mỗi từ loại đều có một chức năng, vai trò khác nhau và góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ tiếng Việt. Chúng ta cần sử dụng từ từ loại một cách đúng đắn, hợp lí.

Một số thuật ngữ: từ loại, danh từ, câu…

Mẫu 2

Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, các thành phần câu gồm có chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ. Hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, bắt buộc phải có trong câu. Trạng ngữ là thành phần phụ, có thể có hoặc không. Chủ ngữ chỉ con người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Còn vị ngữ chỉ đặc điểm, tích chất hoặc hoạt động, trạng thái của con người, sự vật. Trạng ngữ sẽ bổ sung về thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện… cho câu. Ngoài ra còn có một số thành phần phụ khác như bổ ngữ, định ngữ.

Một số thuật ngữ: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ…

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 26
  • Lượt xem: 8.993
  • Dung lượng: 106,9 KB
Sắp xếp theo