Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 33 sách Cánh diều tập 1

Trong chương trình học của môn Ngữ Văn lớp 8, các em học sinh sẽ được tìm hiểu các kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, hướng dẫn học sinh biết cách trình bày ý kiến của bản thân về một vấn đề xã hội. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.

Soạn văn 8: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

1. Định hướng

1.1.

- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội.

- Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực hay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Một số ví dụ như:

  • Giúp người cao tuổi – một việc làm đẹp.
  • Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.
  • Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.

- Vấn đề xã hội cũng có thể rút ra từ những tác phẩm văn học (đã được học, được đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:

Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)?

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).

1.2. Để trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, các em cần dự kiến một số nội dung theo bảng sau:

Những điểm cần lưu ý

Yêu cầu cụ thể

Bối cảnh trình bày

Không gian, thời gian

Xác định vấn đề trình bày

Đề tài

Đối tượng người nghe

Thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình

Mục đích

Nêu ý kiến, thuyết phục người nghe

Phương tiện hỗ trợ

Máy móc thiết bị, tranh, ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu

Nội dung

Mở đầu: Nêu vấn đề và lí do chọn vấn đề

Nội dung chính:

- Trình tự các luận điểm

- Lí lẽ tương ứng với từng luận điểm

- Bằng chứng tương ứng với từng luận điểm

Kết thúc:

- Khái quát ý nghĩa vấn đề đã trình bày

- Một số đề xuất, kiến nghị (nếu có)

Cách thức và thái độ khi nói

Hướng về người nghe; kết hợp lời nói và cử chỉ, động tác,…; giọng điệu và âm lượng phù hợp.

2. Thực hành

Bài tập (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Chọn một trong hai đề bài sau:

(1) Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh”.

(2) Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam).

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 31
  • Lượt xem: 20.582
  • Dung lượng: 111,9 KB
Sắp xếp theo