Soạn bài Chuyện cơm hến - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 111 sách Kết nối tri thức tập 1

Cơm hến là một đặc sản của mảnh đất Huế. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Chuyện cơm hến, rất hữu ích và cần thiết.

Soạn bài Chuyện cơm hến
Soạn bài Chuyện cơm hến

Nội dung được giới thiệu sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi chuẩn bị bài. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Chuyện cơm hến

Trước khi đọc

Câu 1. Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Ví dụ: Những vùng có khí hậu lạnh lẽo thường thích chế biến món ăn theo kiểu xào, nướng. Những vùng có khí hậu nóng bức thường thích ăn những món ăn theo kiểu hấp, luộc.

Câu 2. Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món đặc sản quê em, em sẽ chọn món nào.

Ví dụ: Một số món ăn như đặc sản Hà Nội như bún chả, phở, bánh cuốn…

Trong khi đọc

Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

Gợi ý:

  • Tác giả là người Huế.
  • Chi tiết cho thấy điều đó: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành”của dân Huế tui, bằng món cơm hến.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

  • Nguyên liệu đơn giản: cơm nguội, cá lẹp kẹp rau mưng, hến.
  • Gia vị rẻ, dễ tìm: gia vị: da heo, tóp mỡ, ớt, muối, mè, đậu phộng, ruốc, bánh tráng…
  • Được bán rong tại các phố.

Câu 2. Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: dân dã, nhưng cũng rất cầu kì, kĩ tính.

Câu 3. Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

  • Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn.
  • Tác giả còn bàn tới nét đẹp văn hóa của một vùng đất.

Câu 4. Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

Tác giả coi mỗi món ăn là một nét đặc trưng của vùng miền, việc cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo ra những thứ “đồ giả”.

Câu 5. Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa?

  • Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa: nghèo nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn có cái tươm tất, tề chỉnh của một người dù là dân lao động nhưng vẫn giữ cốt cách nền nã của người cố đô.
  • Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa: có ý thức, trách nhiệm cao trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa.

Câu 6. Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

  • Tôi xin giới thiệu…
  • Xin tiếp tục…
  • Vâng, mê nhất là cái…
  • Vâng, một bếp lửa chắt chiu…

Câu 7. Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

Cái tôi của tác giả: am hiểu sâu rộng, mạnh mẽ bày tỏ chính kiến, sự tự hào dành cho quê hương.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống.

Gợi ý:

Mẫu 1

Quê hương của em là làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng. Hằng năm, hội thi được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch). Người tham dự sẽ được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Hội thi có nguồn gốc từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Mục đích là để trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi phải tuân theo một quy trình cụ thể. Bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Ban giám khảo sẽ chấm điểm theo các tiêu chí gồm gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Đội giành chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng. Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân chính là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của quê hương em.

Mẫu 2

Quê hương của em là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Cứ vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch là quê em lại tổ chức lễ hội Cổ Loa. Hội được tổ chức ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương, người đã sáng lập ra nước Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Hội được tổ chức gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức rất trạng trọng như rước thần, tế lễ. Các nghi thức thể hiện được những nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây. Nhưng phần được nhiều người chờ đợi nhất là phần hội được kéo dài tới rằm tháng giêng. Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt… Ngoài ra còn có các buổi biểu diễn văn nghệ như hát quan họ, múa rối nước rất hấp dẫn. Lễ hội Cổ Loa diễn ra đã lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước. Em cảm thấy rất tự hào về quê hương của mình.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 74
  • Lượt xem: 15.030
  • Dung lượng: 195,2 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo