Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa - Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 113 sách Cánh diều tập 1

Download.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa.

Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa
Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Soạn văn 10: Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa

Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa

1. Định hướng

a. Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa là trình bày, trao đổi bằng lời nói và các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có) về một lễ hội, phong tục, tập quán, di tích lịch sử, văn hóa… ở một địa phương, dân tộc, quốc gia trên thế giới.

b. Để thuyết trình về một địa chỉ văn hóa, các em cần chú ý:

- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình.

- Xác định rõ đối tượng nghe thuyết trình.

- Xác định những thông tin quan trọng mà em muốn người nghe sẽ nắm bắt được về địa chỉ văn hóa ấy.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình về địa chỉ văn hóa.

- Xác định thời lượng, cách nói cho từng phần của bài thuyết trình vì người nghe thường không muốn nghe một bài nói quá dài, cũng như nghe một giọng điệu lặp đi lặp lại.

- Khi tiến hành thuyết trình về một địa chỉ văn hóa, ngoài những điểm cần chuẩn bị nêu trên, cần lưu ý thêm:

Chọn trang phục phù hợp với vấn đề văn hóa được trình bày để tạo ấn tượng tốt đẹp với người nghe, giúp em tự tin hơn.

Sử dụng các động tác hình thể khi thuyết trình: tư thế, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…

2. Thực hành

Chọn và thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:

  • Đề 1. Hãy thuyết trình về một địa chỉ văn hóa ở nơi em đang sống
  • Đề 2. Hãy thuyết trình về lễ hội Đền Hùng hoặc lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận)
  • Đề 3. Hãy thuyết trình về di tích lịch sử - văn hóa Hoàng Thành – Thăng Long

a. Chuẩn bị

  • Xác định yêu cầu của đề.
  • Tìm đọc tài liệu về vấn đề cần thuyết trình.

b. Tìm và ý lập dàn ý

  • Mở đầu: Giới thiệu khái quát về vấn đề cần thuyết trình.
  • Nội dung chính: Trình bày cụ thể về vấn đề cần thuyết trình.
  • Kết thúc: Khẳng định lại vấn đề.

c. Nói và nghe

Dựa vào nội dung dàn ý để thuyết trình.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Người nói: Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình (Đã thuyết trình đầy đủ nội dung? Cách thuyết trình, phong cách, thái độ như thế nào? Các phương tiện hỗ trợ có hiệu quả?...)

- Người nghe: Kiểm tra kết quả nghe (Nội dung ghi chép lại có chính xác không? Thu hoạch được gì về nội dung và cách thức thuyết trình?...)

* Hướng dẫn bài nói:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống uống nước nhớ nguồn. Hằng năm, nhiều lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ về những con người có công với đất nước. Trong đó, Giỗ tổ Hùng Vương được coi là Quốc giỗ của dân tộc:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, Lễ hội đền Hùng (hay còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương) sẽ được tổ chức tại đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó, lễ hội đã được diễn ra với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.

Lễ hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Lễ rước kiệu sẽ có đám rước kiệu với nhiều màu sắc của cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… được xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Còn lễ dâng hương dành cho những người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Phần hội sẽ có nhiều trò chơi dân gian. Những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo) - một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ. Hay những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc - nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Hằng năm, rất nhiều khách thập phương đổ về đây để tham dự lễ hội.

Lễ hội Đền Hùng là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta, thể hiện được truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Mỗi người dân Việt Nam hãy biết trân trọng nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 08
  • Lượt xem: 1.661
  • Dung lượng: 487,3 KB
Sắp xếp theo