Soạn bài Cậu học sinh mới trang 24 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 1 - Tuần 3

Soạn bài Cậu học sinh mới các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 24, 25, 26, 27.

Qua đó, giúp các em ôn tập chữ hoa N, M, mở rộng vốn từ Trường học. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Cậu học sinh mới - Tuần 3 của Chủ đề Vào năm học mới theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài phần Khởi động - Bài 1: Cậu học sinh mới

Trao đổi với bạn những điều em thấy trong tranh bên dưới theo gợi ý:

Cậu học sinh mới

Gợi ý trả lời:

Bức tranh vẽ bốn nhân vật đó là: thầy giáo, người cha và hai bạn học sinh. Họ đang đứng ở cổng và nói chuyện với nhau.

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 1: Cậu học sinh mới

Đọc và trả lời câu hỏi

Cậu học sinh mới

1. Gia đình ông Giô-dép chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học. Ác-boa không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau.

2. Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:

- Con tên là gì?

- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! - Cậu bé lễ phép.

- Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?

- Thưa thầy, con thích đi học ạ!

Thầy giáo gật gù:

- Thế thì được!

Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.

3. Đường từ nhà đến trường không xa lắm, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới gốc một cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bị quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi đã diễn ra những “pha" bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, chính là nơi Lu-i thường rủ Véc-xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá.

4. Còn việc học của cậu thì khỏi phải nói. Gia đình và thầy giáo đều rất hài lòng. Thầy giáo khen ngợi cậu chăm chỉ và đạt kết quả học tập tốt.

Theo Đức Hoài, Tiếng Việt 3, 1980

Ác-bog (Arbois): tên một thị trấn nhỏ ở Pháp.

Lu-i Pa-xtơ (Louis Pasteur, 1822 - 1895): nhà bác học xuất sắc, có nhiều phát minh quan trọng, cống hiến to lớn cho nhân loại về lĩnh vực y học.

Gật gù: gật nhẹ, chậm và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.

Câu 1: Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để làm gì?

Gợi ý trả lời:

Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học.

Câu 2: Nói lại nội dung cuộc đối thoại giữa thầy Rơ-nê và Lu-i.

Gợi ý trả lời:

Thầy Rơ-nê hỏi tên của Lu-i và hỏi cậu thích đi học hay thích chơi. Lu-i lễ phép nói với thầy tên của mình và trả lời cậu thích đi học.

Câu 3: Lu-i và các bạn chơi những trò gì? Ở đâu?

Cậu học sinh mới

Gợi ý trả lời:

Lu-i và các bạn chơi những trò sau:

  • Những ván bi quyết liệt ở dưới gốc một cây to ở vệ đường.
  • Những “pha" bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê ở cái bãi gần đường vào thị trấn.
  • Lu-i thường rủ Véc-xen, người bạn thân nhất của mình câu cá ở dưới chân cầu.

Câu 4: Theo em, Lu-i có những điểm gì đáng khen?

Gợi ý trả lời:

Lu-i có những điểm gì đáng khen là: lễ phép, ham học, chăm chỉ và đạt kết quả học tập tốt.

Câu 5: Kể tên một vài trò chơi em thường chơi cùng các bạn.

Gợi ý trả lời:

Em thường chơi cùng các bạn trò đá bóng, cầu lông, bắn bi, nhảy dây, rồng rắn lên mây, thả diều, ô ăn quan,….

Đọc một bài thơ về trường học

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.

b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.

Đọc một bài thơ về trường học

Gợi ý trả lời:

a.

CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trong năm ngẫm nghĩ.

Buồn không hỗ trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mùng vui quá!

Kia trống đang gọi:
ùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.

(Thanh Hào)

Tên bài thơ: Cái trống trường em

Tác giả: Thanh Hào

Cách tìm bài thơ: Em tìm thấy bài thơ trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.

Khổ thơ em thích: Khổ thơ cuối, khổ thơ có từ dùng hay như âm thanh tiếng trống đang gọi: “Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!”, tưng bừng,… vần thơ gợi không khí rộn rã của ngày đầu năm học mới.

Kia trống đang gọi:
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.

b) Tên bài thơ mà tớ yêu thích là bài “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào. Tớ tìm thấy bài thơ trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2. Tớ thích khổ thơ cuối với những từ ngữ ấn tượng nghe như âm thanh tiếng trống đang gọi: Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!, tưng bừng,… vần thơ gợi không khí rộn rã của ngày đầu năm học mới.

Kia trống đang gọi:
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.

Viết: Ôn chữ hoa N, M

Câu 1: Viết từ: Mũi Né

Câu 2: Viết câu:

Ai về Quảng Ngãi quê ta,
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn.

(Ca dao)

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trường học

Câu 1: Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi bông hoa.

Bông hoa

Gợi ý trả lời:

  • Tranh 1: Giờ ra chơi
  • Tranh 2: Giờ học
  • Tranh 3: Giờ đọc sách
  • Tranh 4: Giờ chào cờ
  • Tranh 5: Giờ thể dục
  • Tranh 6: Giờ tan trường

Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc của học sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

M: hào hứng

Gợi ý trả lời:

Từ ngữ chỉ cảm xúc của học sinh khi tham gia các hoạt động: tự hào, vui vẻ, thích thú,…

Câu 3: Đặt 1-2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 2 nói về cảm xúc của em hoặc bạn khi tham gia các hoạt động ở trường.

M: Chúng em hào hứng tham gia trò chơi ô ăn quan.

Gợi ý trả lời:

  • Chúng em thích thú đọc sách.
  • Chúng em tự hào hát quốc ca.

Câu 4: Thêm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? vào các câu ở bài tập 3.

M: Giờ ra chơi, chúng em hào hứng tham gia trò chơi ô ăn quan.

Gợi ý trả lời:

  • Vào giờ đọc sách, chúng em thích thú đọc những cuốn sách hay.
  • Giờ chào cờ, chúng em tự hào hát bài quốc ca.

Soạn bài phần Vận dụng - Bài 1: Cậu học sinh mới

Đọc hai bài đồng dao sau:

Đọc hai bài đồng dao

Cùng các bạn chơi một trò chơi trong bài đồng dao.

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 25
  • Lượt xem: 2.135
  • Dung lượng: 332 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo