Quyết định số 1558/QĐ-TTG phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử"

Quyết định số 1558/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử".

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------------------

Số: 1558/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------------

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử"
_____________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

- Phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước, Nhà nước có chương trình đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của chương trình phát triển điện hạt nhân và yêu cầu nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

- Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức nghiên cứu và triển khai về khoa học và công nghệ hạt nhân, đồng thời chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, hoạch định chính sách và luật pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

- Khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có, phát huy khả năng của các chuyên gia trong nước và thu hút các chuyên gia giỏi người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh và tranh thủ hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu chương trình phát triển điện hạt nhân, yêu cầu phát triển, ứng dụng an toàn, an ninh năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2015

- Quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục đại học, trung tâm đào tạo chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, trong thời gian đầu tập trung cho 5 trường đại học: Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Điện lực và Trung tâm đào tạo hạt nhân tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ);

- Đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo hướng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết với thực nghiệm, gắn nhà trường với nghiên cứu, ứng dụng;

- Hoàn thành việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực quản lý, hoạch định chính sách và luật pháp, đánh giá, thẩm định an toàn đối với các cơ quan quản lý dự án nhà máy điện hạt nhân và pháp quy hạt nhân;

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và người học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh. Đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào các ngành thuộc lĩnh năng lượng nguyên tử tại các trường đại học trong toàn quốc đạt tối thiểu 250 sinh viên mỗi năm.

b) Đến năm 2020

Đào tạo được nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để phục vụ quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đảm bảo khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, quản lý nhà máy điện hạt nhân, tiến tới từng bước nội địa hóa, tự chủ về công nghệ, cụ thể như sau:

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo