Sinh học 11 Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Giải Sinh 11 Cánh diều trang 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112

Giải Sinh 11 Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật giúp các em học sinh lớp 11 nhanh chóng trả lời câu hỏi nội dung bài học trong SGK trang 106→ 112.

Soạn Sinh học 11 Cánh diều trang 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112 giúp các em học sinh hiểu được dấu hiệu, ý nghĩa của sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật để học thật tốt bài 16 chủ đề 3 Sinh 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải Sinh 11 Bài 16 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật sách Cánh diều mời các bạn cùng tải tại đây.

I. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có diễn ra tại tất cả các bộ phận không? Có bị giới hạn theo thời gian sống không?

Gợi ý đáp án

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật bắt đầu trong các mô phân sinh và diễn ra tại một số vị trí, cơ quan xác định. Sinh trưởng, phát triển ở thực vật có thể diễn ra trong suốt vòng đời nhờ khả năng phân chia liên tục của các tế bào phân sinh. Cơ sở của sinh trưởng, phát triển ở thực vật là quá trình nguyên phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và biệt hóa tế bào. Sinh trưởng ở thực vật gồm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

II. Mô phân sinh

Quan sát hình 16.2 và cho biết vị trí, chức năng của các loại mô phân sinh ở thực vật.

Gợi ý đáp án

Ở thực vật, có ba loại mô phân sinh:

  • Mô phân sinh đỉnh: nằm ở đỉnh chồi ngọn, chồi bên (chồi nách) và đỉnh rễ. Mô phân sinh đỉnh làm tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây. Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
  • Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân và rễ, làm tăng độ dày (đường kính) của thân và rễ. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.
  • Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của thân cây Một lá mầm, có tác dụng gia tăng quá trình sinh trưởng chiều dài của lóng.

III. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

Quan sát hình 16.3, xác định vị trí diễn ra sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ.

Gợi ý đáp án

Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ làm tăng đường kính (bề dày) của thân và rễ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra.

Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

⇒ Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành

IV. Phát triển ở thực vật có hoa

Quan sát hình 16.4, mô tả các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa

Gợi ý đáp án

Chu trình phát triển của thực vật có thể chia thành các pha: pha phát triển phôi (từ khi hợp tử hình thành đến khi hạt bắt đầu nảy mầm), pha non trẻ (từ khi hạt nảy mầm đến khi xuất hiện khả năng tạo cơ quan sinh sản), pha trưởng thành (từ khi xuất hiện cơ quan sinh sản đến khi thụ tinh), pha sinh sản (từ khi thụ tinh đến khi hình thành hạt), pha già (từ lúc hình thành hạt, quả đến khi chết)

V. Hormone thực vật

Câu hỏi 1: Quan sát hình 16.5, nêu vai trò của hormone thực vật.

Gợi ý đáp án

Hormone thực vật có vai trò chủ đạo trong điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển và phản ứng thích nghi với thực vật đối với môi trường. Hormone thực vật điều tiết sự phân chia, kéo dìa và phân hóa tế bào. Các hormone thực vật thường điều tiết sự biểu hiện gene và hoạt tính enzyme, tác động đến hoạt tính màng tế bào, từ đó điều tiết quá trình trao đổi chất của tế bào, các quá trình sinh trưởng, phát triển và đáp ứng với môi trường ở thực vật.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 16.6 và cho biết hormone thực vật gồm những nhóm nào. Sự phân chia các nhóm hormone này dựa trên căn cứ nào?

Gợi ý đáp án

Hormone thực vật được chia thành hai nhóm căn cứ vào hoạt tính sinh học:

  • Kích thích sinh trưởng
  • Ức chế sinh trưởng

Câu hỏi 3: Sự sinh trưởng, phát triển ở thực vật diễn ra như thế nào khi chịu tác động cùng lúc của nhiều hormone?

Gợi ý đáp án

Tương quan giữa các hormone là trạng thái cân bằng giữa các hormone ở một tỉ lệ xác định, điều tiết sự xuất hiện, hướng và tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi cơ quan. Tương quan giữa các hormone điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật:

Tương quan giữa hormone kích thích và hormone ức chế sinh trưởng: Tương quan giữa gibberellin với abscisic acid điều tiết trạng thái sinh lí của hạt, chồi. Hàm lượng abscisic acid ưu thế kích thích sự ngủ của hạt, chồi, trong khi hàm lượng gibberellin ưu thế kích thích sự nảy mầm của hạt và nảy mồm của chồi. Tương tự, tương quan auxin/ethylene kiểm soát sự phát triển tầng rời ở cuống lá. Sự phát triển của mô này bị ức chế khi hàm lượng auxin ưu thế và được kích thích khi hàm lượng ethylene ưu thế.

Tương quan giữa các hormone kích thích với nhau: Tương quna auxin/cytokinin điều tiết sự phát sinh hình thái ở thực vật. Khi tương quan auxin/cytokinine cao sẽ kích thích tạo rễ bất định, tạo mô sẹo ở cây Một lá mầm. Ngược lại, tương quan auxin/cytokinine thấp sẽ kích thích chồi bên phát triển, kích thích tạo chồi bất định ở thực vật

Câu hỏi 4: Sử dụng hormone thực vật trong sản xuất đem lại lợi ích gì?

Gợi ý đáp án

Nhiều loại hormone thực vật và các chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông, lâm nghiệp. giúp con người kiểm soát sự phát triển thực vật.

Auxin ở nồng độ thích hợp được sử dụng kích thích tạo rễ trong nhân giống vô tính cây trồng
Gibberellin ở nồng độ thích hợp được sử dụng để làm tăng chiều cao thân cây lấy sợi, tạo quả không hạt, phá ngủ cho hạt, chồi hoặc củ

Ethylene có thể được sử dụng để thúc đẩy quá trình chín của quả hoặc thúc đẩy ra hoa trái vụ, làm rụng lá để tạo thuận lợi cho thu hoạch

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi nhằm nhân nhanh giống cây quý hiếm, sản xuất sinh khối hoặc cứu phôi sử dụng phổ biến các dạng auxin và cytokinine, đổi khi cả gibberellin

Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 10
  • Lượt xem: 1.106
  • Dung lượng: 146,1 KB
Sắp xếp theo