Toán 7 Bài 2: Tập hợp R các số thực Giải Toán lớp 7 trang 42 - Tập 1 sách Cánh diều

Giải Toán lớp 7 trang 42 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời câu hỏi luyện tập và 5 bài tập cuối bài trong SGK bài 2 Tập hợp R các số thực.

Toán 7 Cánh diều tập 1 trang 42 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 7 tập 1. Giải Toán 7 Tập hợp R các số thực là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải Luyện tập Toán 7 Bài 2 SGK Cánh Diều

Luyện tập 1

Tìm số đối của mỗi số sau: \frac{2}{{ - 9}}; - 0,5; - \sqrt 3

Gợi ý đáp án

Số đối của số \frac{2}{{ - 9}} là số \frac{2}{9}

Số đối của số -0,5 là số 0,5

Số đối của số - \sqrt 3 là số \sqrt 3

Luyện tập 2

So sánh hai số thực sau:

a) 1,(375) và 1\frac{3}{8}

b) -1,(27) và -1,272

Gợi ý đáp án 

a) 1\frac{3}{8} = \frac{{11}}{8} = 1,375 = 1,3750 ; 1,(375) = 1,375375…

Ta thấy kể từ trái sang phải, chữ số hàng phần mười, phần trăm, phần nghìn của hai số này giống nhau và cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở vị trí hàng phần chục nghìn.

Do 3 > 0 => 1,375375… > 1,3750 hay 1,(375) > 1\frac{3}{8}

b) Ta có: –1,(27) = –1,2727… và –1,272 = –1,2720

Hai số này là hai số thập phân âm nên ta đi so sánh hai số đối của chúng.

Số đối của –1,2727… là 1,2727…

Số đối của –1,2720 là 1,2720

Ta thấy kể từ trái sang phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở vị trí hàng phần chục nghìn.

Do 7 > 0 => 1,2727… > 1,2720 => –1,2727… < –1,2720

Hay –1,(27) < –1,272

Giải Toán 7 trang 42 Cánh diều - Tập 1

Bài 1

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Nếu a \in Z thì a \in R

b) Nếu a \in Q thì a \in R

c) Nếu a \in R thì a \in Z

d) Nếu a \in R thì a \notin Q

Gợi ý đáp án

a) Đúng vì 1 số nguyên cũng là số thực

b) Đúng vì 1 số hữu tỉ cũng là số thực

c) Sai vì 1 số thực có thể không là số nguyên

d) Sai vì 1 số thực có thể là số hữu tỉ hoặc không là số hữu tỉ

Bài 2

Tìm số đối của mỗi số sau:

\frac{{ - 8}}{{35}};\frac{5}{{ - 6}}; - \frac{{18}}{7};1,15; - 21,54; - \sqrt 7 ;\sqrt 5

Gợi ý đáp án

Số đối của \frac{{ - 8}}{{35}};\frac{5}{{ - 6}}; - \frac{{18}}{7};1,15; - 21,54; - \sqrt 7 ;\sqrt 5

lần lượt là: \frac{8}{{35}};\frac{5}{6};\frac{{18}}{7}; - 1,15;21,54;\sqrt 7 ; - \sqrt 5

Bài 3

So sánh:

a) -1,(81) và -1,812;

b) 2\frac{1}{7} và 2,142;

c) - 48,075…. và – 48,275….;

d) \sqrt 5 và \sqrt 8

Gợi ý đáp án

a) Ta có: 1,(81) = 1,8181…

Vì 1,8181… > 1,812 nên -1,8181… < -1,812 hay -1,(81) < -1,812

b) Ta có: 2\frac{1}{7} = 2,142857….

Vì 2,142857….> 2,142 nên 2\frac{1}{7} > 2,142

c) Vì 48,075… < 48,275… nên - 48,075…. > – 48,275…

d) Vì 5 < 8 nên \sqrt 5 < \sqrt 8

Bài 4

Tìm chữ số thích hợp cho vào chỗ trống

Gợi ý đáp án

Bài 5

a) Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần:

-2,63…; 3,(3); -2,75…; 4,62.

b) Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần:

1,371…; 2,065; 2,056…; -0,078…; 1,(37).

Gợi ý đáp án

a) Ta có: -2,63…; -2,75 < 0;

3,(3); 4,62 > 0

Vì 2,63…< 2,75 nên -2,63…> -2,75

Mà 3,(3) < 4,62

Nên -2,75 < -2,63…< 3,(3) < 4,62

Vậy các số trên theo thứ tự tăng dần là: -2,75 ; -2,63…; 3,(3) ; 4,62

b) Ta có: -0,078 < 0;

1,371…; 2,065; 2,056…; 1,(37) > 0

Ta có: 1,(37) = 1,3737….

Ta được: 2,065 > 2,056…> 1,3737…. > 1,371…

Nên 2,065 > 2,056…> 1,3737…. > 1,371… > -0,078

Vậy các số trên theo thứ tự giảm dần là: 2,065 ; 2,056…; 1,3737…. ; 1,371… ; -0,078

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 36
  • Lượt xem: 5.661
  • Dung lượng: 160,7 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo