Toán 6 Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 Giải Toán lớp 6 trang 25 - Tập 1 sách Chân trời sáng tạo

Giải Toán lớp 6 Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo trang 24, 25.

Lời giải Toán 6 Bài 7 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 7 Chương 1: Số tự nhiên. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Hoạt động

Hoạt động khởi động

Làm thế nào để biết một số có chia hết cho 2, cho 5 hay không?

Gợi ý đáp án:

Sau bài này chúng ta sẽ biết:

  • Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 (hay là các chữ số chẵn) thì chia hết cho 2.
  • Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

Hoạt động khám phá 1

Trong một đại hội thể thao có các đội và số người tham gia trong bảng sau:

ĐộiABCDEGHIK
Số người102214172355362819

Trong các đội đã cho, đội nào xếp được thành hai hàng có số người bằng nhau?

Gợi ý đáp án:

Các đội A, B, C, H, I có tổng số người là số chẵn nên có thể chia hết cho 2.

* Vì vậy, trong các đội thì các đội có thể xếp được thành hai hàng có số người bằng nhau là đội A, B, C, H, I.

Hoạt động khám phá 2

Chọn các số chia hết cho 5 ở dưới đây:

10; 22; 15; 27; 33; 25; 19; 36; 95.

Có nhận xét gì về các chữ số tận cùng (chữ số hàng đơn vị) của các số chia hết cho 5 em vừa chọn.

Gợi ý đáp án:

Các số chia hết cho 5 là: 10, 15, 25, 95.

Chữ số tận cùng của các số chia hết cho 5 là 0 và 5.

Vậy các số chia hết cho 5 là các số có chữ số tận cùng là 0 và 5

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Thực hành

Thực hành 1

a) Viết hai số lớn hơn 1 000 và chia hết cho 2.

b) Viết hai số lớn hơn 100 và không chia hết cho 2.

Gợi ý đáp án:

a) Hai số lớn hơn 1 000 và chia hết cho 2: 1002; 1004; ...

b) Hai số lớn hơn 100 và không chia hết cho 2 là: 101; 103; ...

Thực hành 2

Tìm chữ số thích hợp thay cho dấu * để số \overline{17^\ast} thỏa mãn từng điều kiện:

a. Chia hết cho 2

b. Chia hết cho 5

c. Chia hết cho cả 2 và 5

Gợi ý đáp án:

a. Để số \overline {17*} chia hết cho 2 thì * là một trong những số sau: 0; 2; 4; 6; 8

b. Để số \overline {17*} chia hết cho 5 thì * là một trong những số sau: 0; 5

c. Để số \overline {17*} chia hết cho cả 2 và 5 thì * là số 0

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 25 tập 1

Bài 1

Trong những số sau: 2 023, 19 445, 1010, số nào:

a) chia hết cho 2?          b) chia hết cho 5?        c) chia hết cho 10?

Gợi ý đáp án:

a) Số chia hết cho 2 là 1010. Bởi vì 1 010 có chữ số tận cùng là 0.

b) Số chia hết cho 5 là 19 445. Bởi vì 19 445 có chữ số tận cùng là 5.

c) Số chia hết cho 10 là 1 010. Bởi vì 19 445 có chữ số tận cùng là 0.

Bài 2

Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết những tổng (hiệu) nào sau đây chia hết cho 2, chia hết cho 5.

a) 146 + 550;         b) 575 – 40;         c) 3 . 4 . 5 + 83;        d) 7 . 5 . 6 – 35 . 4.

Gợi ý đáp án:

a) 146 + 550;

Ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {146 \vdots 2} \\ {550 \vdots 2} \end{array} \Rightarrow \left( {146 + 550} \right) \vdots 2} \right.

146 ⋮̸ 5; 550 ⋮̸ 5 Suy ra (146 + 550) ⋮̸ 5

b) 575 – 40;

Ta có: 575 ⋮̸ 2; 40 ⋮ 2 Suy ra (575 + 40) ⋮̸ 2

\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {575 \vdots 5} \\ {40 \vdots 5} \end{array} \Rightarrow \left( {575 - 40} \right) \vdots 5} \right.

c) 3 . 4 . 5 + 83;

Ta có: 3 . 4 . 5 ⋮ 2; 83 ⋮̸ 2 Suy ra (3 . 4 . 5 + 83) ⋮̸ 2

3 . 4 . 5 ⋮ 5; 83 ⋮̸ 5 Suy ra (3 . 4 . 5 + 83) ⋮̸ 5

d) 7 . 5 . 6 – 35 . 4.

Ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {7.5.6 \vdots 2} \\ {35.4 \vdots 2} \end{array} \Rightarrow \left( {7.5.6 - 35.4} \right) \vdots 2} \right.

\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {7.5.6 \vdots 5} \\ {35.4 \vdots 5} \end{array} \Rightarrow \left( {7.5.6 - 35.4} \right) \vdots 5} \right.

Bài 3

Lớp 6A, 6B, 6C, 6D lần lượt có 35, 36, 39, 40 học sinh.

a) Lớp nào có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên?

b) Lớp nào có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập?

Gợi ý đáp án:

a) Ta có: 35 5

40 5

Nên: Lớp 6A6D có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên.

b) Ta có: 36 2

40 2

Nên: Lớp 6B6D có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập.

Bài 4

Bà Huệ có 19 quả xoài và 40 quả quýt. Bà có thể chia số quả này thành 5 phần bằng nhau (có cùng số xoài, có cùng số quýt mà không được cắt quả) được không?

Gợi ý đáp án:

Ta có: 19 ⋮̸ 5 và 40 5 nên 19 + 40 ⋮̸ 5.

Vì vậy Bà Huệ không thể chia số quả xoài và quýt thành 5 phần bằng nhau.

Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

1. Dấu hiệu chia hết cho 2

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 (tức là chữ số chẵn) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.

Ví dụ:

a) Số 15 552 chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là 2.

b) Số 955 không chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là 5 (5 không là số chẵn).

2. Dấu hiệu chia hết cho 5

Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.

Ví dụ: Xét số a=\overline {3*}  . Thay * bởi số nào thì a chia hết cho 5, bởi số nào thì a không chia hết cho 5?

Hướng dẫn giải:

Chữ số tận cùng của a là ∗ nên để a chia hết cho 5 thì ∗ phải là 0 hoặc 5.

Để a không chia hết cho 5 thì ∗ phải khác 0 hoặc 5, tức là các số 1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9.

Vậy thay ∗ bằng 1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9 thì a không chia hết cho 5.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
128
  • Lượt tải: 96
  • Lượt xem: 43.479
  • Dung lượng: 167,1 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo