GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân lớp 8 trang 41 sách Chân trời sáng tạo

Giải Giáo dục công dân 8 Bài 7: Phòng chống bạo lực gia đình giúp các em học sinh lớp 8 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo trang 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49.

Soạn GDCD 8: Phòng chống bạo lực gia đình giúp các em biết thế nào là bạo lực gia đình, các hình thức và hậu quả của vấn đề bạo lực gia đình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án GDCD 8 Bài 7 CTST theo sách mới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn GDCD 8 Bài 7 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi.

Khám phá GDCD 8 Bài 7 Chân trời sáng tạo

1. Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc trường hợp và thông tin sau để thực hiện yêu cầu

- Em hãy chỉ ra những hình ảnh bạo lực gia đình được thể hiện trong các hình ảnh và thông tin trên.

Em hãy chỉ ra tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong thông tin và trường hợp trên.

2. Em hãy đọc thông tin và trường hợp sau để thực hiện yêu cầu

- Dựa vào thông tin, nhận diện hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể trong trường hợp trên.

- Em hãy nêu những quy định pháp luật khác về phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực gia đình.

a. Lên tiếng phản đối người có hành vi bạo lực một cách phù hợp.

b. Nhận diện nguy cơ xảy ra bạo lực để tìm đến chỗ an toàn.

c. Xem xét mức độ tổn thương (nếu có) để liên hệ với các cơ sở ý tế điều trị.

d. Nhờ sự trợ giúp của người thân hoặc hàng xóm.

e. Gọi điện cho Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111.

Luyện tập GDCD 8 Bài 7 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Vợ, chồng xô xát không phải là bạo lực gia đình.

b) Bố mẹ có quyền đánh con khi con không vâng lời.

c) Người chồng có quyền kiểm soát về kinh tế trong gia đình.

d) Bạo lực gia đình là chuyện nội bộ, không ảnh hưởng đến xã hội.

e) Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng ở hiện tại mà hệ luy kéo dài đến cả tương lai.

Trả lời:

- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: hành vi xô xát (xung đột, va chạm) giữa vợ, chồng là một biểu hiện của bạo lực gia đình.

- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: hành vi đánh đập con cái (khi con không vâng lời) cũng là một biểu hiện của bạo lực gia đình (bạo lực về thể chất).

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: việc kiểm soát kinh tế trong gia đình của người chồng cũng là một biểu hiện của bạo lực gia đình (bạo lực về kinh tế).

- Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

- Ý kiến e) Đồng tình. Vì: bạo lực gia đình gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, phức tạp và lâu dài cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Luyện tập 2

Trả lời:

- Tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn Ph và người thân (trường hợp 1)

+ Bạn Ph bị tổn thương về tinh thần, dẫn đến kết quả học tập giảm sút; Ph nghỉ học nhiều ngày, phải ở nhà để lo việc gia đình.

+ Mẹ bạn Ph bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm dẫn đến tâm lí tổn thương.

+ Hạnh phúc của gia đình bạn Ph có nguy cơ tan vỡ (mẹ bạn Ph không chịu được sự xúc phạm của bố bạn Ph nên đã bỏ về nhà ngoại ở hẳn).

- Tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn N và người thân (trường hợp 2)

+ Bạn N bị tổn thương tinh thần; luôn ở trong trạng thái buồn bã, căng thẳng.

+ Bố bạn N cũng rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí; bị tổn thương về tinh thần khi bị mẹ bạn N thường xuyên xúc phạm, miệt thị.

+ Hạnh phúc của gia đình bạn N có nguy cơ tan vỡ (bố của bạn N đã nghĩ đến việc li dị).

Luyện tập 3

Trả lời 

* Trả lời câu hỏi tình huống 1:

- Nhận xét: hành vi của bạn X là không đúng, đây là một biểu hiện của hành vi bạo lực gia đình (bạo lực về thể chất).

- Lời khuyên: Nếu là bạn thân của X, em nên khuyên X:

+ Chấm dứt và không được lặp lại hành vi bạo lực với em gái nữa.

+ Bao dung hơn với em (vì em gái của X còn nhỏ tuổi, em chưa ý thức được hành động), quan tâm và yêu thương em.

+ Cất gọn đồ dùng của cá nhân hoặc những đồ dùng có thể gây nguy hiểm, như: dao, kéo, phích nước…ở xa tầm với của em gái.

* Trả lời câu hỏi tình huống 2: Để không bị bạo lực gia đình, bạn P nên:

- Nhẹ nhàng giải thích để dì hiểu rằng: bản thân còn nhiều bài tập cần phải hoàn thành, em sẽ cố gắng giúp dì những các công việc nhà phù hợp (khi trao đổi, cần tỏ thái độ hòa nhã, chân thành; tránh những lời nói, chủ chỉ, thái độ tiêu cực, mang tính thách thức).

- Tâm sự, chia sẻ hoàn cảnh với người thân, như: bố, mẹ ruột, ông bà,… để nhờ mọi người can thiệp, giúp đỡ hoặc gọi điện đến tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 để được hỗ trợ.

* Trả lời câu hỏi tình huống 3:

- Để không xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, các thành viên trong gia đình bạn X đã luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

- Bài học cho bản thân:

+ Quan tâm, chia sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với các thành viên trong gia đình.

+ Thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

+ Lên án, phê phán những hành vi bạo lực gia đình.

+ Trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.

Luyện tập 4

Trả lời:

- Nếu là bạn thân của N, em sẽ khuyên N:

+ Tâm sự, chia sẻ với bố mẹ về cảm xúc của bản thân khi thấy gia đình mình và gia đình chú luôn trong tình trạng bất hòa, căng thẳng. Từ đó, bày tỏ mong muốn: bố mẹ và chú thím hãy bình tĩnh, trao đổi ôn hòa với nhau để tháo gỡ những khúc mắc, hiểu lầm.

+ Khuyên bố mẹ: trong bất cứ trường hợp nào cũng cần giữ thái độ bình tĩnh, không nên sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

+ Tâm sự, chia sẻ, nhờ sự trợ giúp của những người thân khác, như: ông, bà,… hoặc gọi điện đến tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ (khi cần thiết).

Vận dụng GDCD 8 Bài 7 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1

Em hãy cùng với bạn làm một sản phẩm (báo tường, cẩm nang/ sổ tay bằng giấy hoặc điện tử,...) để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình.

Gợi ý đáp án

Vận dụng 2

Em hãy chọn một trường hợp bạo lực gia đình để phân tích nguyên nhân, hậu quả, rút ra bài học về những biện pháp để phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp.

Gợi ý đáp án

(*) Trường hợp: Chị V, 40 tuổi, sức khỏe yếu và đã có 2 con gái lớn nên không muốn sinh thêm con. Tuy nhiên, anh T (chồng chị V) luôn thúc giục, ép buộc chị phải sinh thêm con thứ ba, với mong muốn có được một cậu con trai để “nối dõi tông đường”; thậm chí, anh T còn đe dọa: nếu chị V không sinh được con trai, anh sẽ li dị với chị, đuổi 3 mẹ con chị ra khỏi nhà và kết hôn với người phụ nữ khác. Áp lực từ sự thúc giục và lời đe dọa của chồng, khiến chị V luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.

(*) Phân tích:

- Nguyên nhân:

  • Tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong muốn có con trai để “nối dõi tông đường”.
  • Anh T thiếu sự quan tâm, yêu thương và tôn trọng vợ.

- Hậu quả:

  • Chị V luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
  • Hạnh phúc gia đình chị V đứng trước nguy cơ tan vỡ.

- Biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp:

+ Chị V và người thân trong gia đình nên phân tích để anh T hiểu: “trọng nam khinh nữ” là tư tưởng lạc hậu, không phù hợp trong thời đại hiện nay; hiện tại, tuổi của chị V đã cao (40 tuổi) và sức khỏe đã suy giảm, nên việc mang thai và sinh con thứ ba sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé. Ví dụ: tỉ lệ em bé mắc phải các dị tật bẩm sinh cao; nguy cơ sinh non,…

+ Chị V nên nhờ sự trợ giúp, tư vấn, hỗ trợ của những người thân đáng tin cậy, tổ hòa giải hoặc trung tâm tư vấn tâm lí.

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 43
  • Lượt xem: 8.739
  • Dung lượng: 177,7 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo