Địa lí 12 Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (Tiếp theo) Soạn Địa 12 trang 27

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 5 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 27. Đồng thời hiểu được kiến thức về các giai đoạn hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam.

Địa lý 12 Bài 5 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 24 →27. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Địa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Lý thuyết Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (Tiếp theo)

2. Giai đoạn Cổ kiến tạo

a) Thời gian

- Diễn ra trong thời gian khá dài tới 477 triệu năm: Từ kỉ Cambri cách đây 542 triệu năm đến kỉ Krêta cách đây 65 triệu năm.

b) Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên nước ta

- Nhiều khu vực chìm ngập trong nước biển và được nâng lên qua các vận động tạo sơn: Calêđôni, Hecxini, Inđôxini và Kimêri.

- Các khu vực hoạt động uốn nếp mạnh mẽ: địa khối vòm sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum, Tây Bắc...

- Các khu vực đứt gãy, động đất, phun trào mạnh, tạo thành các loại đá: granit, anđêzit, các loại khoáng sản...

c) Lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.

- Đại bộ phận lãnh thổ nước ta đã được định hình.

3. Giai đoạn Tân kiến tạo

- Đây là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của lãnh thổ Việt Nam, kéo dài cho đến ngày nay.

a) Thời gian

- Đây là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên của nước ta.

b) Chịu tác động mạnh mẽ của kì vận động núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu

- Vận động Anpơ - Himalaya → uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, bồi lấp, hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh...

c) Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay

- Nâng cao địa hình → sông ngòi trẻ và hoạt động mạnh, đồi núi cổ được nâng cao mở rộng.

- Hình thành cao nguyên, đồng bằng.

- Mở rộng biển Đông tạo các bể dầu khí.

- Giới sinh vật tiến hóa - loài người xuất hiện.

-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ nét.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 5 trang 27

Câu 1

Nêu đặc điểm của giai đoạn cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?

Gợi ý đáp án

a/ Diễn ra trong thời kỳ khá dài, tới 475 triệu năm.

Giai đoạn cổ kiến bắt đầu từ kỷ Cambri, cách đây 540 triệu năm, trải qua hai đại Cổ sinh và

Trung sinh, chấm dứt vào kỷ Krêta, cách đây 65 triệu năm.

b/ Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta.

Trong giai đoạn này tại lãnh thổ nước ta hiện nay có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kỳ vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kỳ vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.

Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất.

Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền Bắc.

Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi : trong đại Cổ sinh là các địa khối thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.

Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất có các loại đá macma xâm nhập và mac ma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng quý như: đồng, sắt, thiếc, vàng , bạc, đá quý.

c/ Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.

Các điều kiện cổ địa lý của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều loài sinh vật cổ khác.

Có thể nói về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn cổ kiến tạo.

Câu 2

Nêu đặc điểm của giai đoạn tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?

Gợi ý đáp án

a/ Diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta (bắt đầu cách đây 65 triêụ năm và dẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay).

b/ Chịu sự tác động mạnh mẽ của kỳ vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu:

Vận động tạo núi Anpơ - Hymalaya có tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỷ Nêôgen, cách đây 23 triệu năm, cho đến ngày nay.

Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ - Hymalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lắp các bồn trũng lục địa.

Cũng vào giai đoạn này, đặc biệt trong kỷ Đệ Tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kỳ băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đã có nhiều lần biển tiến và biển lùi trên lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ.

c/ Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đát nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.

Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta làm cho các quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối đã bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn, mà điển hình nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí đốt, than nâu, bôxit.

Các điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong quá trình tự nhiên như quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay.

Câu 3

Tìm các dẫn chứng để khẳng định giai đoạn tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn cho đến tận ngày nay.

Gợi ý đáp án

Trận động đất ở Vấn Xuyên (Wenchuan) thuộc tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc ngày 12-05-2008.

Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở rìa của dãy Hymalaya vẫn đang được tiếp tục nâng cao do các hoạt động địa chất ở khu vực Hymalaya.

Các đồng bằng lớn ở nước ta vẫn tiếp tục quá trình thành tạo và mở rộng. ĐBSCL mỗi năm lấn ra biển từ 60-80m.

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 115
  • Dung lượng: 153,8 KB
Tìm thêm: Địa lí 12
Sắp xếp theo