Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 (Có đáp án)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức bao gồm một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo đề thi minh họa có đáp án giải chi tiết.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức tổng hợp những kiến thức trọng điểm của môn học. Đây chính là vật bất ly thân của học sinh trong khoảng thời gian ôn thi, là tài liệu cực kỳ hữu hiệu để các em ôn lại kiến thức trước khi thi học kỳ. Vậy sau đây đề cương ôn thi cuối học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

Đề cương học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS ………

Tổ Văn- Sử

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 8

I. Một số câu hỏi tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?

A. Nhân dân cảng Bôx-tơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
B. Vua Anh không chấp nhận các yêu cầu của nhân dân các thuộc địa.
C. Mâu thuẫn giữa chính quốc và các thuộc địa ngày càng gay gắt.
D. Chính phủ Anh cho phép công ty Đông Ấn độc quyền buôn bán chè.

Câu 2. Trước khi Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, ở Pháp tồn tại các đẳng cấp nào sau đây?

A. Quý tộc và tư sản.
B. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba.
C. Quý tộc, tăng lữ và tư sản.
D. Quý tộc, tăng lữ và nông dân.

Câu 3. Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng?

A. Nông dân.
B. Thương nhân.
C. Thị dân.
D. Tư sản.

Câu 4. Quần chúng tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti (14/7/1789) là sự kiện

A. mở đầu Cách mạng tư sản Pháp.
B. mở đầu Cách mạng tư sản Anh.
C. mở đầu Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
D. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến thành lập nền cộng hòa đầu tiên.

Câu 5. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức

A. nội chiến.
B. chống ngoại xâm.
C. giải phóng dân tộc.
D. vừa giải phóng dân tộc vừa nội chiến.

Câu 6. Nguyên nhân trực tiếp nào làm bùng nổ Cách mạng tư sản Anh vào thế kỉ XVII?

A. Vua Anh triệu tập Quốc hội để tăng thuế.
B. Vua Anh yêu cầu giải tán Quốc hội.
C. Vua Anh tuyên chiến với Quốc hội.
D. Vua Anh chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.

Câu 7. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nền công – thương nghiệp đã phát triển. Đó là đặc điểm kinh tế của

A. nước Pháp trước cách mạng tư sản cuối thế kỉ XVIII.
B. nước Anh trước cách mạng thế kỉ XVII.
C. 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đầu thế kỉ XVIII.
D. nước Anh và nước Pháp trước khi cách mạng tư sản bùng nổ.

Câu 8. Ai là người đã chế tạo ra động cơ hơi nước?

A. Han-man.
B. Giêm Ha-gri-vơ.
C. Ét-mơn các-rai .
D. Giêm Oát.

Câu 9. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp Anh đã nhanh chóng lan đến

A. Đức và Pháp.
B. châu Âu và châu Mỹ.
C. Đức, Pháp và Mỹ.
D. Đức và Mỹ.

Câu 10. Cuộc Cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX để lại hệ quả gì cho xã hội?

A. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp.
B. Giải phóng sức lao động của nông dân ở nông thôn.
C. Thúc đẩy sự biến chuyển mạnh mẽ trong công nghiệp.
D. Góp phần bổ sung lực lượng lao động cho các thành thị.

Câu 11. Cách mạng công nghiệp đã giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, biến nước Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước

A. có thuộc địa nhiều nhất trên thế giới.
B. có quân đội mạnh nhất thế giới.
C. có tài nguyên, khoáng sản nhiều nhất thế giới.
D. công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Câu 12. Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành

A. mục tiêu xâm lược của các nước phương Tây.
B. nơi giao lưu và thị trường rộng lớn của thực dân phương Tây.
C. nơi dòm ngó từ lâu của các nước phương Tây.
D. chú trọng phát triển của các nước phương Tây.

Câu 13. Thế kỉ XIX, thực dân nào đã đặt ách đô hộ lên ba nước Đông Dương?

A. Thực dân Anh.
B. Thực dân Tây Ban Nha.
C. Thực dân Bồ Đào Nha.
D. Thực dân Pháp.

Câu 14. Đất nước ta bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài bởi

A. cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.
B. cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
C. nhà Mạc và vua Lê.
D. vua Lê và chúa Nguyễn.

Câu 15. Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn, cuối cùng hai bên đã lấy địa phận nào làm ranh giới chia đôi đất nước?

A. Sông Lũy Thầy (Quảng Bình).
B. Sông Bến Hải (Quảng Trị).
C. Sông Gianh (Quảng Bình).
D. Sông Hiền Lương (Quảng Trị).

...........

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Anh.

Câu 2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Câu 3. Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào?

Câu 4. Hãy nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ

Câu 5. Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

Nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

.............

II. Đáp án đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8

Câu 1

- Kết quả:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.

+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh.

- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.

- Tính chất:

+ Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để, do: không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến (vẫn duy trì ngôi vua và thế lực của quý tộc mới,…); chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

♦ Nguyên nhân bùng nổ

- Nguyên nhân sâu xa: sự cai trị hà khắc của thực dân Anh đã làm tăng thêm mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính quốc. Người dân mong muốn lật đổ ách cai trị của thực dân Anh, đòi tự do phát triển về kinh tế, văn hóa,...

- Nguyên nhân trực tiếp

+ Tháng 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Chính phủ Anh lập tức ra lệnh phong tỏa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.

+ Năm 1774, Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không được vua Anh chấp thuận.

=> Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh với 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

♦ Kết quả: thắng lợi của cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ đã:

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

- Đưa đến sự thành lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

♦ Tính chất:

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.

♦ Đặc điểm:

- Hình thức: chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.

♦ Ý nghĩa:

- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.

- Có ảnh hưởng lớn đến châu Âu, châu Mỹ và cả thế giới:

+ Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu, trước hết là Cách mạng Pháp (1789);

+ Cổ vũ các phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX),...

Câu 3. Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào?

- Nếu không dùng máy móc trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ bị đình trệ. Ví dụ:

+ Hoạt động sản xuất của con người chủ yếu sử dụng sức lao động thủ công, nên năng suất thấp, thời gian để làm ra một sản phẩm sẽ kéo dài hơn,…

+ Thời gian di chuyển của con người từ địa điểm này tới địa điểm khác sẽ lâu hơn…

.............

III. Đề thi minh họa học kì 1 Lịch sử Địa lí 8

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn đáp án đúng nất

Câu 1. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của nước nào?

A. Nước Anh, Pháp, Mĩ.
B. Nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
C. Nước Mĩ, Hà Lan, Pháp.
D. Nước Anh và Pháp.

Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước ở Đông Nam Á là

A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.

Câu 3. Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”?

A. Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Lê Duy Mật.
D. Nguyễn Danh Phương.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?

A. Thăng Long.
B. Thanh Hóa và Nghệ An.
C. Hải Dương và Bắc Ninh.
D. Tuyên Quang.

Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ ba.
B. Thứ tư.
C. Thứ hai.
D. Thứ nhất.

Câu 6. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

Câu 7. Chính quyền thành lập sau cách mạng tháng Hai là

A. chính quyền tư sản .
B. chính quyền phong kiến
C. chính quyền vô sản .
D. chính quyền tư sản và chính quyền Xô Viết song song tồn tại .

Câu 8. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là gì?

A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ.
D. Cách mạng dân chủ tư sản.

B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )

Câu 1 Bằng kiến thức lịch sử đã được học, em hãy tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.(1,5 điểm)

Câu 2 :. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. (1,0 điểm)

Câu 3 : Từ hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất( 1914-1918) theo em các nước cần làm gì để góp phần duy trì hòa bình thế giới? (0,5 điểm)

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ:

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Địa hình nước ta có hai hướng chính là

A. Hướng tây bắc-đông nam và hướng bắc – nam.
B. Hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.
C. Hướng nam – bắc và hướng vòng cung.
D. Hướng đông – tây và hướng nam – bắc.

Câu 2. Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng:

A. Lớn

B. Vừa
C. Trung bình và nhỏ
D. Nhỏ

Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua:

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt
C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau
D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000 mm/năm

Câu 4. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi :

A. Hoàng Liên Sơn
B. Trường Sơn Bắc
C. Bạch Mã
D. Trường Sơn Nam

Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta:

A.Địa hình
B. Vĩ độ.
C. Kinh độ.
D. Gió mùa.

Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:

A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ .
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
D. Nam Bộ.

Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Mã
B. Sông Hồng
C. Sông Chảy
D. Sông Đà

Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là:

A. Sông lớn, dài, dày đặc
B. Sông ngắn, lớn, dốc
C. Sông dài, nhiều phù sa
D. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ?

Câu 2 (1,5 điểm).

a. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch?

b. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

C

B

D

A

C

D

B

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

B. TỰ LUẬN

(3,0 điểm)

Câu 1.

* Tôn giáo:

- Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.

- Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển.

- Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI và bị các chúa Trịnh, Nguyễn ngăn cấm

* Văn hóa:

- Chữ viết: Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt. Đó là chữ quốc ngữ.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán phát triển, văn học chữ Nôm chiếm ưu thế

+ Văn học dân gian phát triển phong phú

- Nghệ thuật dân gian:

+ Điêu khắc: nét trạm trổ đơn giản mà dứt khoát

+ Nghệ thuật sân khấu: đa dạng mà phong phú

0,25 điểm 0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 3

Các nước có thể làm một số việc để góp phần duy trì hòa bình thế giới như sau:

( Gợi ý: Học sinh chỉ cần nêu được 3 ý giáo viên có thể chấm điểm tối đa )

+Tham gia kêu gọi giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới; giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+Tuyên truyền để mọi người thấy được nếu chiến tranh xảy ra sẽ để lại những hậu quả vô cùng thảm khốc.

+Tích cực tham gia các hoạt động để hưởng ứng việc bảo vệ hòa bình thế giới.

+Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh.

+Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh.

0,5điểm

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

C

A

B

D

D

II. TỰ LUẬN

Câu

Nội dung chính

Điểm

1

(1,5 điểm)

+ Phân hoá theo chiều bắc – nam

- Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt.

0,25

0,25

+ Phân hóa theo chiều đông - tây

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

0,25

0,25

0,25

+ Phân hóa theo độ cao

Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

0,25

2

(1,5 điểm)

a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…

+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…

+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

- Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Hs có thể trả lời theo các nội dung sau: VD

- Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt…

- Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất.

- Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

0,25

0,25

............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
80
  • Lượt tải: 6.124
  • Lượt xem: 75.615
  • Dung lượng: 262 KB
Sắp xếp theo