Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 2 Đề kiểm tra Tin học 10 học kì 2 (Có ma trận, đáp án)

Bộ đề thi cuối kì 2 Tin học 10 năm 2023 - 2024 bao gồm 6 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

TOP 6 Đề kiểm tra cuối kì 2 Tin học 10 gồm sách Kết nối tri thức và Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 6 đề kiểm tra cuối kì 2 Tin học 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 10 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 10.

1. Đề thi học kì 2 Tin học 10 Cánh diều

1.1 Đề thi cuối kì 2 môn Tin học 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Tin học 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Cho biểu thức logic x and y. Biểu thức nhận giá trị True khi nào?

A. Cả x và y đều nhận giá trị True.
B. x nhận giá trị True, y nhận giá trị False.
C. x nhận giá trị False, y nhận giá trị True.
D. Cả x và y đều nhận giá trị False.

Câu 2. Cho x = 5, y = 10. Hãy cho biết biểu thức logic nào nhận giá trị True?

A. 4*x=2*y
B. (x%5==0) and (y%2==0)
C. (x>2*y) or (x+y >20)
D. x+10 >= y+7

Câu 3. Cho đoạn chương trình sau:

a=6

s=0

while (a>0):

s=s+a

a=a-1

Giá trị của s khi thực hiện đoạn chương trình trên bằng bao nhiêu?

A. 5
B. 20
C. 6
D. 21

Câu 4. Kết quả của đoạn chương trình sau:

i = 1

while i <= 100:

if i % 2 == 0:

print(i)

i = i + 1

A. In ra màn hình các số chẵn từ 1 đến 100
B. In ra các số lẻ từ 1 đến 100
C. In ra các số từ 1 đến 100
D. In ra các số từ 1 đến 99

Câu 5. Hàm range(101) sẽ tạo ra:

A. một dãy số từ 0 đến 100
B. một dãy số từ 1 đến 101
C. 101 số ngẫu nhiên
D. một dãy số ngẫu nhiên 101

Câu 6. <Điều kiện> trong câu lệnh lặp với số lần không biết trước là:

A. Hàm toán học.
B. Biểu thức logic.
C. Biểu thức quan hệ.
D. Biểu thức tính toán.

Câu 7. Hàm trong Python được khai báo theo mẫu:

A. def tên_hàm(tham số):
Các lệnh mô tả hàm
B. def tên_hàm(tham số)
Các lệnh mô tả hàm
C. def tên_hàm()
Các lệnh mô tả hàm
D. def (tham số):
Các lệnh mô tả hàm

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tên hàm do người lập trình đặt không cần theo quy tắc.
B. Chương trình con là một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên.
C. Muốn xây dựng hàm trả về giá trị xử lí, cần kết thúc hàm bằng câu lệnh return cùng với biểu thức hay biến chứa giá trị trả về.
D. Các lệnh mô tả hàm phải viết lùi vào theo quy định của Python.

Câu 9. Khi sử dụng hàm có sẵn (trong một thư viện) ta cần:

A. Gọi hàm có sẵn thực hiện mà không cần xây dựng lại hàm đó.
B. Phải xây dựng lại hàm đó.
C. Phải khai báo hàm trước khi gọi.
D. Phải khai báo và xây dựng lại.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chương trình con?

A. Giúp việc lập trình trở lên dễ dàng hơn.
B. Tránh được việc phải viết đi viết lại cùng một dãy lệnh.
C. Chương trình dễ hiểu, dễ đọc.
D. Khó phát hiện lỗi.

Câu 11. Để cho ra kết quả là vị trí xuất hiện đầu tiên của một xâu hoặc ký tự có trong xâu, ta sử dụng hàm nào sau đây?

A. <tên biến xâu>.lower(<xâu hoặc ký tự cần tìm>)
B. <tên biến xâu>.find(<xâu hoặc ký tự cần tìm>)
C. <tên biến xâu>.len(<xâu hoặc ký tự cần tìm>)
D. <tên biến xâu>.upper(<xâu hoặc ký tự cần tìm>)

Câu 12. Cho xâu a = ‘Tân Lập! Đây là trường của em!’ Kết quả của lệnh len(a) là:

A. 28
B. 29
C. 30
D. 31

Câu 13. Xâu kí tự trong Python là:

A. Một kí tự
B. Một dãy các số
C. Một dãy các kí tự
D. Một giá trị bất kì.

Câu 14. Hàm y.cout(x) cho biết:

A. Vị trí xuất hiện đầu tiên của x trong y.
B. Vị trí xuất hiện cuối cùng của x trong y.
C. Cho biết số kí tự của xâu x+y
D. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.

Câu 15. Vị trí của các phần tử trong list được xác định thông qua chỉ số. Phát biểu nào sau đây về chỉ số của các phần tử trong list là đúng?

A. Chỉ số bắt đầu từ 0 theo chiều từ trái sang phải.
B. Chỉ số bắt đầu từ 0 theo chiều từ phải sang trái.
C. Chỉ số bắt đầu từ một giá trị nguyên do người lập trình quy định, theo chiều từ trái sang phải.
D. Chỉ số bắt đầu từ -1 theo chiều từ trái sang phải

Câu 16. Biểu thức điều kiện nào sau đây biểu thị phần tử thứ i của list A nằm trong khoảng (-3, 9)?

A. (A[i] > -3) or (A[i] < 9)
B. (A[i] < -3) and (A[i] > 9)
C. (-3 <= A[i] <= 9)
D. (A[i] > -3) and (A[i] <9)

Câu 17. Lệnh nào thêm phần tử có giá trị 100 vào cuối danh sách A?

A. A[len(A)]= 100
B. A[len(A)-1] = 100
C. A= A +100
D. A.append(100)

Câu 18. Ý nghĩa của hàm xử lí danh sách sau là gì?

a.pop(i)

A. Xóa phần tử đứng ở vị trí a trong danh sách i và đưa ra phần tử này.
B. Xóa phần tử đứng ở vị trí i trong danh sách a và đưa ra phần tử này.
C. Xóa phần tử đứng ở vị trí (i – 1) tong danh sách a và đưa ra phần tử này.
D. Xóa phần tử đứng ở vị trí (a – 1) trong danh sách i và đưa ra phần tử này.

Câu 19. Thư viện PDB là thư viện dùng để:

A. Cung cấp các thủ tục vào ra của chương trình.
B. Cung cấp hàng loạt các hàm dùng cho việc giao tiếp với hệ điều hành
C. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu.
D. Cung cấp các dịch vụ gỡ lỗi.

Câu 20. Để xem giá trị các biến sau khi thực hiện một câu lệnh ta dùng:

A. Lệnh intput().
B. Các phép tính toán.
C. Công cụ Debug.
D. Thư viện PDB.

Câu 21. Lỗi ngoại lệ trong Python là lỗi gì?

A. Lỗi khi viết một câu lệnh sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình
B. Lỗi khi truy cập một biến chưa được khai báo
C. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh nào đó của chương trình
D. Lỗi khi chương trình biên dịch sang tệp exe

Câu 22. Chọn phát biểu không đúng?

A. Quá trình xác định lỗi và sửa lỗi được gọi là gỡ lỗi.
B. Trong Python có công cụ hỗ trợ cho người dùng tìm lỗi.
C. Lỗi ngoại lệ là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ.
D. Lỗi ngữ nghĩa còn gọi là lỗi logic là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng theo quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó.

Câu 23. Giải bài toán trên máy tính được tiến hành qua mấy bước?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 24. Các bước giải bài toán sau dùng để:

A. Tìm số nhỏ nhất trong ba số a, b, c;
B. Tìm số lớn nhất trong ba số a, b, c ;
C. Tìm số lớn nhất trong dãy số nguyên N số.
D. Tìm số nhỏ nhất trong dãy số nguyên N số.

Câu 25. Những công đoạn chính của quá trình phát triển phần mềm?

A. Phân tích hệ thống – Lập trình.
B. Thiết kế phần mềm – Lập trình – Kiểm thử phần mềm.
C. Lập trình – Kiểm thử phần mềm.
D. Phân tích hệ thống – Thiết kế phần mềm – Lập trình – Kiểm thử phần mềm.

Câu 26. Nội dung nào không phải là công việc của phát triển phần mềm?

A. Sửa chữa phần cứng.
B. Phát triển games.
C. Phát triển ứng dụng trên web.
D. Phát triển ứng dụng di động.

Câu 27. Đâu là ngành nghề không liên quan đến nghề lập trình web, trò chơi, thiết bị di động?

A. Giáo dục.
B. Marketting.
C. Truyền thông.
D. Xây dựng.

Câu 28. Ngôn ngữ để thiết kế web, trò chơi, thiết bị di động thường dùng là gì?

A. MS Office, Java, HTML.
B. Photoshop, AutoCard, Java.
C. HTML, C++, Python.
D. Python, Photoshop, Latex

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Trong Python, việc xử lí xâu và danh sách có nhiều điểm tương đồng. Cách tạo danh sách con được viết giống như tạo xâu con. Em hãy nêu cách viết câu lệnh đưa ra danh sách con của a như sau:

- Gồm m phần tử đầu tiên của danh sách a.

- Gồm các phần tử từ vị trí p đến trước vị trí q, của danh sách a.

- Gồm các phần tử từ vị trí m đến cuối danh sách a.

Câu 2. (1 điểm) Có thể xem giá trị các biến sau khi thực hiện một câu lệnh ở đâu?

Câu 3. (1 điểm) Xét bài toán: Đội Trúc Xanh gồm 3 bạn An, Thuỳ và Minh đứng đầu trong cuộc thi về ca dao, tục ngữ Việt Nam. Cách trao giải của Ban tổ chức cũng khá độc đáo. Trên bàn bày một dãy n túi kẹo, trên túi kẹo thứ i có ghi số nguyên ai, là số lượng kẹo trong túi (ai ≥ 0). Đội thắng cuộc được phép chọn các túi kẹo có số lượng chia hết cho 3. Đội Trúc Xanh quyết định sẽ chọn hết tất cả các túi có kẹo và được phép lấy. Sau đó từ mỗi túi, mỗi người ăn một chiếc kẹo. Phần kẹo còn lại được tập trung và chia đều để mỗi bạn mang về cho em ở nhà. Hãy xác định, mỗi bạn đã ăn bao nhiêu cái kẹo và mang về nhà bao nhiêu cái.

Em hãy lập trình giải bài toán trên. Trước khi lập trình cần tóm tắt bài toán, xác định thuật toán và cách tổ chức dữ liệu.

Dữ liệu: Nhập vào từ thiết bị vào chuẩn:

- Dòng đầu tiên chứa số nguyên n\left(1 \leq n \leq 10^5\right).

- Dòng thứ hai chứa n số nguyên a_1, a_2, \ldots, a_n\left(0 \leq a_i \leq 10^4, i=1,2, \ldots, n\right)

Kết quả: Đưa ra thiết bị ra chuẩn hai số nguyên là số lượng kẹo tương ứng với số kẹo mỗi bạn đã ăn và số kẹo mỗi bạn mang về, các số đưa ra trên cùng một dòng.

Ví dụ:

Kết quả: Đưa ra thiết bị ra chuẩn hai số nguyên là số lượng kẹo tương ứng với số kẹo mỗi bạn đã ăn và số kẹo mỗi bạn mang về, các số đưa ra trên cùng một dòng.

Ví dụ:

Input

Output

9

25 16 11 12 14 0 8 30 21

3

18

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Tin học 10

I. Trắc nghiệm (7 điểm)

- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. A2. B3. D4. A5. A6. B7. A8. A9. A10. D
11. B12. C13. C14. D15. A16. D17. D18. B19. D20. C
21. C22. C23. B24. B25. D26. A27. D28. C

II. Tự luận (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

Việc tạo danh sách con giống như tạo xâu con:

a[:m] - câu lệnh đưa ra danh sách m phần tử đầu tiên của a.

a[p:q] - câu lệnh đưa ra danh sách con tử phần tử ở vị trí p đến phần tử ở vị trí q - 1

a[m: ] - câu lệnh đưa ra danh sách các phần tử cuối của a bắt đầu từ vị trí m.

0,25

0,5

0,25

Câu 2

(1 điểm)

Ta có thể sử dụng công cụ Debugger sau đó chọn Step để thực hiện từng bước các câu lệnh, quan sát giá trị các biến. Hoặc ta cũng có thể chèn thêm các câu lệnh print để in ra giá trị của các biến.

1,0

Câu 3

(1 điểm)

Tóm tắt bài toán (Mô hình toán học)

Cho:

- Số nguyên n, (n\left(1 \leq n \leq 10^5\right).) và n số nguyên a1, a2, .., an (0 ≤ ai ≤104, i = 1, 2, .., n).

Yêu cầu:

- Xác định k là số lượng ai lớn hơn 0 và chia hết cho 3.

- Tính tổng (ai – 3)/3 với các ai tìm được.

Thuật toán và cách tổ chức dữ liệu

- Bước 1. Nhập dữ liệu vào (dùng kiểu danh sách cho dãy n số nguyên).

- Bước 2. Chuẩn bị tích luỹ số lượng và tổng: k = 0, s = 0.

- Bước 3. Duyệt với mọi i: Nếu ai > 0 và ai chia hết cho 3 thì tăng k và tích luỹ ai vào s.

- Bước 4. Đưa ra k và (s - 3k)/3.

Tham khảo chương trình sau:

1.3 Ma trận đề thi cuối kì 2 Tin học 10

Chủ đề

Nội dung kiến thức/kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

1. Câu lệnh rẽ nhánh

1

1

2

0

5%

(0,5 đ)

2. Câu lệnh lặp

2

2

4

0

10%

(1,0 đ)

3. Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn

2

2

4

0

10%

(1,0 đ)

4. Kiểu dữ liệu xâu kí tự - Xử lí xâu kí tự

2

2

4

0

10%

(1,0 đ)

5. Kiểu dữ liệu danh sách – xử lí danh sách

2

2

1

4

1

20%

(2,0 đ)

6. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình

2

2

1

4

1

20%

(2,0 đ)

7. Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính

1

1

1

2

1

15%

(1,5 đ)

Chủ đề G. Hướng nghiệp với Tin học

8. Nhóm nghề thiết kế và lập trình

2

2

0

5%

(0,5 đ)

9. Tìm hiểu về nghề lập trình web, lập trình trò chơi và lập trình cho thiết bị di động

2

2

0

5%

(0,5 đ)

Tổng

16

0

12

0

0

2

0

1

28

3

100%

(10,0 điểm)

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

70%

30%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

..............

2. Đề thi cuối kì 2 Tin 10 Kết nối tri thức

2.1 Đề thi học kì 2 Tin học 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Tin học 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước có dạng như thế nào?

A. while < điều kiện >: <khối lệnh >
B. while < điều kiện > <khối lệnh >
C. while < điều kiện >:
D. while < điều kiện > do <khối lệnh >

Câu 2. Lệnh nào để duyệt từng phần tử của danh sách?

A. for.
B. while – for.
C. for kết hợp với lệnh range().
D. while kết hợp với lệnh range().

Câu 3. Toán tử nào dùng để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách không?

A. in.
B. int.
C. range.
D. append.

Câu 4. Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, mảng A như thế nào?

>>> A = [1, 2, 3, 4, 5]

>>> A. remove(2)

>>> print(A)

A. [1, 2, 3, 4].
B. [2, 3, 4, 5].
C. [1, 2, 4, 5].
D. [1, 3, 4, 5].

Câu 5. Giả sử s = "Thời khóa biểu" thì len(s) bằng bao nhiêu?

A. 3
B. 5
C. 14
D. 17

Câu 6. Nếu S = "1234567890" thì S[0:4] là gì?

A. "123"
B. "0123"
C. "01234"
D. "1234"

Câu 7. Lệnh sau trả lại giá trị gì?

A. 5
B. 6
C. 7
D. 8

Câu 8. Để tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh nào?

A. Lệnh join()
B. Lệnh split()
C. Lệnh len()
D. Lệnh find()

Câu 9. Số phát biểu đúng trong số phát biểu sau:

1) Python cung cấp sẵn nhiều hàm thực hiện những công việc khác nhau cho người dùng tuỳ ý sử dụng.

2) Lệnh float() chuyển đối tượng đã cho thành kiểu số thực.

3) Lệnh int trả về số nguyên từ số hoặc chuỗi biểu thức.

4) Trong python, người dùng chỉ được sử dụng các hàm có sẵn được xây dựng.

5) Người dùng có thể xây dựng thêm một số hàm mới.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 10. Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khóa return?

A. 1
B. 2
C. 5
D. Không hạn chế

Câu 11. Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?

A. Tham số
B. Hiệu số
C. Đối số
D. Hàm số

Câu 12. Khi gọi hàm f(1, 2, 3), khi định nghĩa hàm f có bao nhiêu tham số?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 13. Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?

>>> def f(x, y):

z = x + y

return x*y*z

>>> f(1, 4)

A. 10
B. 18
C. 20
D. 30

Câu 14. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Chương trình chính có thể sử dụng biến cục bộ bên trong hàm.
B. Biến bên trong hàm có thể trùng tên với biến đã khai bao trước đó bên ngoài hàm.
C. Tất cả các biến trong hàm đều có tính cục bộ.
D. Các biến bên trong hàm không có hiệu lực ở bên ngoài hàm.

Câu 15. Giá trị của a, b là bao nhiêu khi thực hiện lệnh f(2, 5)

>>> a, b = 0, 1

>>> def f(a, b):

a = a * b

b = b // 2

return a + b

A. 10, 2.
B. 10, 1.
C. 2, 5.
D. 0, 1.

Câu 16. Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

>>>def f(a,b):

return a + b + N

>>> N = 5

>>>f(3, 3)

A. 5.
B. 6.
C. 11.
D. 8.

Câu 17. Nếu biến bên ngoài hàm muốn có tác dụng bên trong hàm ta dùng từ khóa nào?

A. global
B. def
C. break
D. import

Câu 18. Xác định loại lỗi của câu lệnh sau:

>>> A = list(12)

A. Lỗi cú pháp
B. Lỗi ngoại lệ
C. Lỗi khác
D. Không có lỗi

Câu 19. Lỗi ngoại lệ trong Python là lỗi gì?

A. Lỗi khi viết một câu lệnh sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình.
B. Lỗi khi truy cập một biến chưa được khai báo.
C. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh nào đó của chương trình.
D. Lỗi khi chương trình biên dịch sang tệp exe.

Câu 20. Các lệnh sau sẽ phát sinh lỗi ngoại lệ nào?

>>> s = “abc”

>>> s[10]

A. SyntaxError
B. NameError
C. TypeError
D. IndexError

Câu 21. Mã lỗi nào được đưa ra khi lệnh thực hiện phép chia cho giá trị 0

A. ZeroDivisionError.
B. TypeError.
C. ValueError.
D. SyntaxError.

Câu 22. Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ TypeError, nên xử lí như thế nào?

A. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng.
B. Kiểm tra lại giá trị số chia.
C. Kiểm tra giá trị của số bị chia.
D. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào.

Câu 23. Bộ dữ liệu kiểm thử (test) cần có những tính chất gì?

A. Tính chất phát hiện lỗi của chương trình.
B. Cần có càng nhiều càng tốt.
C. Cần được sinh ngẫu nhiên và phủ kín các trường hợp biên của dữ liệu đầu vào bài toán.
D. Không cần có tính chất gì.

Câu 24. Giả sử đầu vào của dữ liệu bài toán là vùng {x ≥ 0}. Khi đó dữ liệu ở vùng biên là những dữ liệu nào?

A. x = 0.
B. x = 1000000.
C. x ở gần 0.
D. x ở gần 0 hoặc x rất lớn.

Câu 25. Thiết kế đồ họa là thao tác:

A. tạo ra các thành phần đồ họa.
B. lựa chọn các thành phần đồ họa.
C. sắp xếp các thành phần đồ họa.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 26. Nghề nghiệp có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa?

A. Chuyên viên thiết kế.
B. Tư vấn thiết kế.
C. Thành lập công ty, doanh nghiệp tư vấn thiết kế.
D. Cả 3 ý trên.

Câu 27. Theo em điều nào là đúng nhất khi nói về phát triển phần mềm?

A. Phát triển phần mềm là lập trình.
B. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động.
C. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động, có thể lặp đi lặp lại.
D. Phát triển phần mềm là quản trị dự án phần mềm.

Câu 28. Sau khi tốt nghiệp các khóa, ngành đào tạo, em có thể tham gia các công việc phát triển phần mềm ở lĩnh vực nào?

A. Lập trình ứng dụng.
B. Phát triển giao diện người dùng.
C. Phát triển ứng dụng trên web.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Đoạn chương trình sau có lỗi không? Giải thích?

m, n = 10, 4

def f(a):

n = n + m + a

return n

f(5)

Câu 2. (1 điểm) Chương trình sau có lỗi không? Nếu có thì lỗi thuộc loại nào?

A = [1,2,3]

for i in range(4):

print(A[i])

Câu 3. (1 điểm) Viết chương trình yêu cầu nhập số thực dương a. Chương trình cần kiểm soát lỗi nhập dữ liệu như sau:

Nếu số đã nhập nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì thông báo: Nhập sai, số a phải lớn hơn 0. Hãy nhập lại.

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Tin 10

I. Trắc nghiệm (7 điểm)

- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. A

2. C

3. A

4. D

5. C

6. D

7. C

8. B

9. D

10. D

11. C

12. C

13. C

14. A

15. D

16. C

17. A

18. B

19. C

20. D

21. A

22. D

23. C

24. D

25. D

26. D

27. C

28. D

II. Tự luận (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

- Có lỗi.

- Các biến m, n được khai báo bên ngoài hàm f(). Bên trong hàm có lệnh thực hiện coi n như một biến do đó sẽ có lỗi. Biến được khai báo bên ngoài hàm sẽ không có tác dụng bên trong hàm như một biến.

0,5

0,5

Câu 2

(1 điểm)

Có lỗi.

⇒ Đó là lỗi ngoại lệ.

0,5

0,5

Câu 3

(1 điểm)

Chương trình có thể viết như sau:

a = float(input("Nhập số thực dương a:"))

while a <= 0:

print("Nhập sai, số a phải lớn hơn 0. Hãy nhập lại.")

a = float(input("Nhập số thực dương a:"))

1

............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 10 

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Duyên
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 3.623
  • Lượt xem: 50.265
  • Dung lượng: 706 KB
Sắp xếp theo