Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 môn KHTN 8 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn tập, cấu trúc kèm theo các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận ôn luyện.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm sách Kết nối tri thức và Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024

Đề cương giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

I. Phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 KHTN 8

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc nội dung: bài 9 Base

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 60% trắc nghiệm, 40% tự luận).

II. Cấu trúc đề thi giữa kì 1 KHTN 8

- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

- Phần trắc nghiệm: 6,0 điểm, (gồm 24 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 6 câu, vận dụng 6 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

- Phần tự luận: 4,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 1,5 điểm; Vận dụng: 0,5 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

III. Một số câu hỏi ôn tập KHTN 8

Câu 1: Khi tính toán theo phương trình hóa học, cần thực hiện mấy bước cơ bản?

A. 1 bước.
B. 2 bước.
C. 3 bước.
D. 4 bước.

Câu 2: Hòa tan 50 gam muối ăn (sodium chloride: NaCl) vào nước thu được dung dịch có nồng độ 20%. Khối lượng dung dịch muối ăn pha chế được là

A. 250 gam
B. 200 gam.
C. 300 gam.
D. 350 gam.

Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện sự biến đổi vật lí?

A. Gỗ cháy thành than.
B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen.
C. Cơm bị ôi thiu.
D. Hòa tan đường ăn vào nước.

Câu 4: Dấu hiệu nhận ra có chất mới tạo thành là

A. sự thay đổi về màu sắc.
B. xuất hiện chất khí.
C. xuất hiện kết tủa.
D. cả 3 dấu hiệu trên.

Câu 5: Thiết bị cung cấp điện là

A. pin 1,5 V.
B. ampe kế.
C. vôn kế.
D. công tắc.

Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Phản ứng nung đá vôi.
B. Phản ứng đốt cháy cồn.
C. Phản ứng đốt cháy than.
D. Phản ứng đốt cháy khí hydrogen.

Câu 7: Thể tích mol chất khí khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì như thế nào?

A. Khác nhau.
B. Bằng nhau.
C. Thay đổi tuần hoàn.
D. Chưa xác định được.

Câu 8: Công thức tính khối lượng mol?

A. m/n (g/mol).
B. m.n (g).
C. n/m (mol/g).
D. (m.n)/2 (mol)

Câu 9: Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết

A. số mol chất tan trong một lít dung dịch.
B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
C. số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.
D. số gam chất tan có trong dung dịch.

Câu 10: Có thể thu khí N2 bằng cách nào

A. Đặt đứng bình.
B. Đặt úp bình.
C. Đặt ngang bình.
D. Cách nào cũng được.

Câu 11: Kí hiệu nồng độ mol là

A. CM.
B. CM.
C. MC.
D. MC

Câu 12: Để nhận biết dd KOH và dung dịch Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là

A. phenolphtalein.
B. quỳ tím.
C. dung dịch H2SO4.
D. dung dịch HCl.

Câu 13: Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau:

Sulfur + khí oxygen → sulfur dioxide

Nếu đốt cháy 48 gam sulfur và thu được 96 gam sulfur dioxide thì khối lượng oxygen đã tham gia vào phản ứng là:

A. 40 gam .
B. 44 gam.
C. 48 gam.
D. 52 gam.

Câu 14: Cho phương trình hóa học : N2 + 3H2 → 2NH3. Tỉ lệ mol của các chất N2 :H2: NH3 lần lượt là

A. 1:2:3.

B. 2:3:1. C. 1:3:2. D. 2:1:3.

Câu 15: Thang pH được dùng để:

A. biểu thị độ acid của dung dịch.
B. biểu thị độ base của dung dịch
C. biểu thị độ acid, base của dung dịch.
D. biểu thị độ mặn của dung dịch

Câu 16: Cho phản ứng hóa học sau: 2

Số mol H2SO4 phản ứng hết với 6 mol Al là

A. 6 mol.

B. 9 mol. C. 3 mol. D. 5 mol.

Câu 17. Tốc độ phản ứng là đại lương đặc trưng cho

A. thời gian phản ứng
B. khối lượng chất đã tham gia phản ứng
C. sự nhanh chậm của phản ứng hóa học
D. thể tích chất đã tham gia phản ứng

Câu 18. Để lấy một lượng nhỏ dung dịch (khoảng 1 mL) thường dùng dụng cụ nào sau đây?

A . Phễu lọc.

B . Ống đong có mỏ. C . Ống nghiệm. D . Ống hút nhỏ giọt.

Câu 19: Than (carbon) cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng đốt cháy than?

A.Nồng độ.
B Không khí.
C. Vật liệu.
D. Hóa chất.

Câu 20: Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

A. Xanh.
B. Đỏ.
C. Tím.
D. Vàng.

Câu 21: Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 22: Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

A. Đỏ.
B. Xanh.
C. Tím.
D. Vàng

Câu 23: Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất.

A. A.Al + dd NaOH ở 25oC .
B. Al + dd NaOH ở 30o
C. Al + dd NaOH ở 40oC.
D. Al + dd NaOH ở 50oC.

Câu 24. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

Câu 25: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ Ethanol (rượu) ?

A. Nhiệt độ.
B. Áp suất.
C. Nồng độ.
D. Xúc tác.

Câu 26: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A. Thời gian xảy ra phản ứng hóa học.
B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. Nồng độ chất tham gia phản ứng.
D. Chất xúc tác phản ứng và nhiệt độ.

Câu 27: Theo A-re-ni-ut, acid là

A. chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
B. chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
C. chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại.
D. chất khi tan trong nước phân li ra anion phi kim.

Câu 28: Nhóm các dung dịch có pH < 7 là

A. NaOH, Ba(OH)2.
B. HCl, HNO3.
C. NaCl, KNO3.
D. nước cất, NaCl.

Câu 29: Theo A-re-ni-ut, Base là

A. chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
B. chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
C. chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại.
D. chất khi tan trong nước phân li ra anion phi kim.

II. Tự luận

Câu 1: Hòa tan 20 gam KNO3 vào 180 gam nước thu được dung dịch KNO3. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KNO3 thu được.

Câu 2: Khi cho 5,6g kim loại Fe phản ứng với dung dịch axit sunfuric loãng như sau:

Fe+ H2SO4 →FeSO4 + H2.

Tính khối lượng muối FeSO4 thu được sau phản ứng.

Câu 3: Xác định khối lượng mol của khí A biết tỉ khối của khí A so với khí B là 1,8 và khối lượng mol của khí B là 30.

Câu 4: Hòa tan 40 gam KNO3 vào 3600 gam nước thu được dung dịch KNO3. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KNO3 thu được.

Câu 5: Khi cho 6,5g kim loại Zn phản ứng với dung dịch axit sunfuric loãng như sau:

Zn+ H2SO4 →ZnSO4 + H2.

Tính khối lượng muối ZnSO4 thu được sau phản ứng.

Câu 6:Xác định khối lượng mol của khí A biết tỉ khối của khí A so với khí B là 1,8 và khối lượng mol của khí B là 30.

Câu 7: Hòa tan 20 gam KNO3 vào 180 gam nước thu được dung dịch KNO3. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KNO3 thu được.

Câu 8:Khi cho 6,5g kim loại Zn phản ứng với dung dịch axit sunfuric loãng như sau:

Zn+ H2SO4 →ZnSO4 + H2.

Tính khối lượng muối ZnSO4 thu được sau phản ứng.

Câu 9: Xác định khối lượng mol của khí A biết tỉ khối của khí A so với khí B là 1,8 và khối lượng mol của khí B là 30.

Câu 10: Em hãy nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường từ phân bón hóa học mà em biết.

Cho biết: Na = 23; K = 39; O = 16; Cl = 35,5; Mn = 55; Mg =24, C = 12; N = 14.

Đề cương giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Phần vật lý

1. Khối lượng riêng

- Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

- Công thức: tính khối lượng riêng

2. Áp suất trên một bề mặt

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

- Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

- Cách làm tăng, giảm áp suất:

+ Để tăng áp suất: tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

+ Giảm áp suất: Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

3. Áp suất chất lỏng – Áp suất khí quyển

- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn.

- Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

II. Phần hóa học:

Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

III. Phần sinh học:

Bài 27: Khái quát về cơ thể người

Bài 28: Hệ vận động ở người

Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 2. Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.
B. Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm.
C. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
D. Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Câu 3. Muốn tăng áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Câu 4. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu.
C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray
D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.

Câu 5. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

A. phương của lực.
B. chiều của lực.
C. điểm đặt của lực.
D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

Câu 6. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

Câu 7. Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?

A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.

Câu 8. Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?

A. Các ống thuốc tiêm nếu bẻ một đầu rồi dốc ngược thuốc vẫn không chảy ra ngoài.
B. Các nắp ấm trà có lỗ nhỏ ở nắp sẽ rót nước dễ hơn.
C. Trên các nắp bình nước uống 20lit có lỗ nhỏ thông với không khí.
D. Các ví dụ trên đều liên quan đến áp suất khí quyển.

Câu 9: Phản ứng tỏa nhiệt là:

A. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
B. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ

Câu 10: Thể tích mol là

A. Là thể tích của chất lỏng
B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó.
C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
D. Thể tích ở đktc là 22,4l.

Câu 11: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì

A. Chất bão hòa.
B. Chất chưa bão hòa.
C. Chất tan.
D. Dung môi.

Câu 12: Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?

A. Xương đốt sống.
C. Xương bả vai.
C. Xương cánh chậu.
D. Xương sọ.

Câu 13: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở?

A. Chỉ phụ thuộc vào thành phần các chất chứa trong thức ăn.
B. Phụ thuộc vào thành phần và năng lượng các chất chứa trong thức ăn.
C. Chỉ phụ thuộc vào năng lượng chứa trong thức ăn.
D. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Câu 14: Khối lượng mol nguyên tử Oxygen là bao nhiêu?

A. 12 g/mol.
B. 1 g/mol.
C. 16 g/mol
D. 8 g/mol.

Câu 15: Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là

A. nước.
B. dung dịch nước muối thu được.
C. muối NaCl và nước.
D. muối NaCl.

............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
124
  • Lượt tải: 10.710
  • Lượt xem: 159.434
  • Dung lượng: 20,4 KB
Sắp xếp theo