Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo (9 môn) 52 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 52 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 52 đề giữa kì 1 lớp 6 CTST, còn giúp các em dễ dàng luyện giải đề thi của 9 môn: Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán, Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Giáo dục công dân, Tin học, Lịch sử - Địa lí để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2023 - 2024 sắp tới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

TRƯỜNG:...........

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM 2023 - 2024
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

SỰ TÍCH CÂY NGÔ

Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn.Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẩn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà.

Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả.

Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aưm hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aưm, dân bản lấy tên câu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aưm, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn lo thiếu đói nữa.

(Truyện cổ tích Việt Nam - Nguồn truyencotich.vn)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại

Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A.Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 4. Theo em, cây ngô biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako?

A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo
B. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương
C. Biểu tượng cho sự sống ấm no của dân làng
D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp

Câu 5. Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người?

A. Vì em nghĩ mọi người đều thương yêu em
B. Vì em bé muốn mẹ được khỏe mạnh
C. Vì em thích loại giống lạ mới thấy lần đầu
D. Vì em có lòng tốt muốn chia sẻ cho dân làng

Câu 6. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô?

A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây
B. Ca ngợi lòng hiếu thảo
C. Ca ngợi tình cảm gia đình
D. Ca ngợi tình mẫu tử

Câu 7. Trong câu văn“Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ.”,từ lũ lượt là từ gì?

A.Từ láy
B. Từ nhiều nghĩa
C. Từ ghép
D. Từ đồng âm

Câu 8. “Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.” Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào?

A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.

Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ và cộng đồng?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU6,0
1A0,5
2B0,5
3B0,5
4C0,5
5D0,5
6B0,5
7C0,5
8A0,5

9

- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.

1,0

10

HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với cha mẹ và cộng đồng.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

0,25

c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể phù hợp.

- Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết định kể.

- Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

- Ý nghĩa của truyện truyền thuyết.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).

4

0

4

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một truyện dân gian

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.

Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích; chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu

- Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.

- Hiểu và nhận biết được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được nghĩa của từ ghép, loại trạng ngữ.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học từ văn bản.

- Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.

4 TN

4 TN

2 TL

2

Viết

Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian.

1TL*

1TL*

1TL*

1TL*

Tổng

4 TN

4 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

25

35

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 6

Câu 1: Trong các số sau số nào là số tự nhiên?

A. \frac{4}{9}
B. 3\frac{1}{4}
C. 2022
D. 7,8

Câu 2: Cho M là tập hợp các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. 5 ∈ M
B. 10 ∈ M
C. 8 ∉ M
D. 6 ∈ M

Câu 3: Trong các số tự nhiên sau số nào là số nguyên tố

A.16
B. 17
C. 1
D. 33

Câu 4: Số nào sau đây là ước của 10:

A. 0
B. 5
C. 20
D. 40

Câu 5: Trong các tổng sau, tổng nào chia hết cho 3:

A. 400 + 30
B. 123 + 93
C. 13 + 27
D. 1.3.4 + 25

Câu 6: Tìm ý đúng:

A. 4 là ước 3
B. 2 là bội của 5
C. 8 là bội của 4
D. 9 là ước của 26

Câu 7: Trong các hình dưới đây hình vẽ tam giác đều là:

Câu 7

A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.

Câu 8: Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các phương án sau:

A. Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
B. Hình vuông là tứ giác có bốn góc bằng nhau.
C. Hình vuông là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
D. Hình vuông là tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau.

Câu 9: Ba đường chéo chính của lục giác ABCDEF là:

A. AB, CD, AC
B. AD, FC, EB
C. AB, CD, EF
D. FE, ED, DC

Câu 10: Yếu tố nào sau đây không phải của hình bình hành?

A. Hai cạnh đối bằng nhau
B. Hai cạnh đối song song
C. Hai góc đối bằng nhau
D. Hai đường chéo bằng nhau

Câu 11: Yếu tố nào sau đây không phải của hình chữ nhật?

A. Hai đường chéo vuông góc với nhau
B. Hai cạnh đối bằng nhau
C. Hai cạnh đối song song
D. Có bốn góc vuông

Câu 12: Chọn câu sai trong các câu dưới đây: Cho hình thoi ABCD

A. AB song song với CD và BC song song với AD.
B. AB = BC = CD= AD
C. AC và BD vuông góc với nhau
D. Bốn góc đỉnh A, B, C, D bằng nhau.

II. Tự luận (7 điểm):

Câu 13 (3 đ):

A) Biểu diễn phép tính sau về dạng một lũy thừa: 5.5.5.5.5.5

B) Tính: 49. 55 + 45.49

C) Cho số 234568, số trăm là?

D) Biểu diễn số 23 dưới dạng số La Mã.

E) Lớp 6A có số học sinh từ 30 đến 40 em khi xếp hàng 3, hàng 4, hàng 6 vừa đủ. Tính số học sinh của lớp 6A?

Câu 14 (2đ):

A) Phân tích số 75 ra thừa số nguyên tố?

B) Trong các số sau: 14; 2022; 52; 234; 1002; 2005. Những số nào chia hết cho 3?

C) Tìm BC (18; 30)

D) Rút gọn phân số \frac{48}{60}

Câu 15 (2 đ):

A) Mảnh vườn có kích thước như hình vẽ

Tính diện tích mảnh vườn đó?

B) Giá đất 1m2 là 500 000đ hỏi toàn bộ mảnh vườn giá bao nhiêu tiền?

Câu 15

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 6

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

D

B

B

B

C

C

A

B

D

A

D

II. Tự luận:

Câu

Đáp án

Điểm

13A

5.5.5.5.5.5=56

0.5

13B

49. 55 + 45.49 = 49.(55+45)=49.100 = 4900

0.5

13C

Cho số 234568 số trăm là 2345

0.5

13 D

23 = XXIII

0.5

13E

Gọi số HS lớp 6A là x (x ∈ N, 30≤x≤40)

Ta có: x chia hết cho 3,4 và 6 nên x ∈ BC (3;4;6)

BCNN ( 3;4;6) = 22. 3 = 12

BC(3;4;6) = B(12) = {0;12;24;36;48 …}

Vì 30≤x≤40 nên x = 36

Vậy số HS lớp 6a là 36 (HS)

0.25

0.25

0.25

0.25

14A

75 = 3.52

0.5

14B

Trong các số sau: 14; 2022; 52; 234; 1002; 2005.

Những số chia hết cho 3 là: 2022; 234; 1002.

0.5

14C

Tìm BC (18; 30)

BCNN(18; 30) = 2.32.5 = 90

BC (18; 30) = B(90) = { 0;90;180;270…}

0.25

0.25

14D

Thu gọn

\frac{48}{60}=\frac{48:12}{60:12}=\frac{4}{5}

Ư CLN(48;60) = 22 . 3 = 12

0.25

0.25

15a

Tính được diện tích ABCD là 525 m2

Tính diện tích DCFE là:200 m2

Tính diện tích hình: 725 m2

0.5

0.5

15b

Giá tiền: 725 . 500 000 = 362 500 000 đ

1.0

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán 6

TT

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Số tự nhiên

(23 tiết)

Số tự nhiên. Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

2

(TN1,2)

0,5đ

3

(TL13BCD)

1.5đ

6,5

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội chung

4

(TN3456)

1.0 đ

2

(TL13A

14B)

2

(TL14AC,D)

1,5 đ

1

(TL13E)

1 đ

2

Các hình phẳng trong thực tiễn

(11 tiết)

Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

3

(TN7,8,9)

0,75 đ

1

(TL15A)

1

(TL15B)

3,5

Hình chữ nhật, Hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

3

(TN10,11,12)

0,75đ

Tổng: Số câu

Điểm

12

3

2

1,0

4

2,5

3

2.5

1

1,0

10,0

Tỉ lệ %

40%

25%

25%

10%

100%

Tỉ lệ chung

65%

35%

100%

Chú ý: Tổng tiết : 34 tiết

Bảng đặc tả ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 6

TT

Chương/Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

SỐ - ĐẠI SỐ

1

Tập hợp các số tự nhiên

Số tự nhiên. Các phép tính với số tự nhiên.

Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Nhận biết:

– Nhận biết được tập hợp các số tự nhiên.

2TN (TN1,2)

– Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính.

Thông hiểu:

– Biểu diễn được số tự nhiên trong hệ thập phân.

– Biểu diễn được các số tự nhiên từ 1 đến 30 bằng cách sử dụng các chữ số La Mã.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.

– Thực hiện được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên; thực hiện được các phép nhân và phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên.

– Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.

3TL (TL13BCD)

– Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính (ví dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có, ...).

Vận dụng cao:

– Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính.

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội chung

Nhận biết:

– Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội.

3TN (TN3,4,5)

2TL

(TL13A,14B)

1TN

(TN6)

– Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.

– Nhận biết được phép chia có dư, định lí về phép chia có dư.

– Nhận biết được phân số tối giản.

Vận dụng:

– Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 5, 9, 3 hay không.

– Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.

– Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên; thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số bằng cách sử dụng ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) (ví dụ: tính toán tiền hay lượng hàng hoá khi mua sắm, xác định số đồ vật cần thiết để sắp xếp chúng theo những quy tắc cho trước,...).

1TN

(TN3)

3TL

(TL13E,

14CD)

Vận dụng cao:

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc).

1TL

(TL13E)

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

2

Các hình phẳng trong thực tiễn

Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều

Nhận biết:

– Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

3TN (TN7,8,9)

Hình chữ nhật, Hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

Nhận biết

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

3TN

(TN10,11,12)

Thông hiểu:

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

1TL

(TL15A)

Vận dụng:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản) gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt nói trên.

1TL

(TL15B)

Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Vật lý học.
B. Hóa học và sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây không được thực hiện trong phòng thực hành?

A. Ăn, uống trong phòng thực hành.
B. Làm theo hướng dẫn của thầy, cô giáo.
C. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.
D. Thu dọn hóa chất sau khi sử dụng.

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống?

A. Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.
B. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
D. Định hướng tư tưởng, phát triển hệ thống chính trị.

Câu 4: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Đọc kỉ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.

A. Thước đo.
B. Cân.
C. Kính hiển vi
D. Kính lúp.

Câu 6: Làm thế nào để tăng độ nhạy của nhiệt kế dùng chất lỏng dưới đây?

Câu 6

A. Làm cho ống nhiệt kế hẹp lại.
B. Khi đo phải hiệu chỉnh cẩn thận.
C. Làm cho các vạch chia gần nhau hơn.
D. Làm cho ống nhiệt kế dài hơn.

Câu 7: Nhiệt độ sôi của nước tinh khiết là:

A. 00C
B. 1000C
C. 900C
D. 500C

Câu 8: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?

A. Thước dây
B. Thước mét
C. Thước kẹp
D. Compa

Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào liên quan đến sự bay hơi?

A. Kính cửa sổ bị mờ đi trong những ngày đông giá lạnh.
B. Cốc nước bị cạn dần khi để ngoài trời nắng.
C. Miếng bơ để bên ngoài tủ lạnh sau một thời gian bị chảy lỏng.
D. Đưa nước vào trong tủ lạnh để làm đá.

Câu 10: Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?

A. Chất khí, không màu.
B. Không mùi, không vị.
C. Tan rất ít trong nước.
D. Làm đục dung dịch nước vôi trong dung dịch calcium hydroxide).

Câu 11: Sự nóng chảy là sự chuyển thể của chất:

A. Rắn sang lỏng
B. Lỏng sang rắn
C. Lỏng sang hơi.
D. Hơi sang lỏng

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng về oxygen?

A. Không tan trong nước.
B. Cần thiết cho sự sống.
C. Không mùi và không vị.
D. Cần cho sự đốt cháy nhiên liệu.

Câu 13: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:

A. Nhân.
B. Tế bào chất.
C. Màng sinh chất.
D. Lục lạp.

Câu 14: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là.

A. 4 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 3 tế bào con.

Câu 15. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là:

A. có thành tế bào.
B. có chất tế bào,
C. có nhân và các bào quan có màng.
D. có màng sinh chất.

Câu 16: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ

A. hàng trăm tế bào.
B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào.
D. một số tế bào.

PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1: (1,5đ)

a. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên?

b. Vì sao con gà là vật sống?

c) Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường) mà em biết.

Câu 2: (2đ)

a. Kể tên đơn vị đo khối lượng?

b. An nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng”. Nói như thế có đúng không?

c. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em?.

d. Một xe chở ngô khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn và sau khi đổ ngô khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 1500kg. Hỏi khối lượng của ngô là bao nhiêu kg?

Câu 3: (2,5đ)

a. Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?

b. Phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ?

c. So sánh sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Phần I: Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

A

B

D

B

D

B

D

B

D

B

A

D

C

C

C

Phần II: Tự luận:

Câu 1: (1,5đ)

a. Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN:

  • Vật lí, hoá học, sinh học, thiên văn học và khoa học Trái Đất là những lĩnh vực chủ yếu của KHTN. 0,25
  • Trong đó, sinh học được xem là khoa học về sự sống, các lĩnh vực còn lại được xem là khoa học về chất. 0,25

b. Gà là vật sống vì mang những đặc điểm của vật sống: 0,25

- vận động, lớn lên, sinh sản, cảm ứng, chết. 0,25

c) + 4 chất ở thể rắn như: Muối ăn, đường, nhôm, đá vôi.

+ 4 chất ở thể lỏng như: cổn, nước, dầu ăn, xăng.

Câu 2: (2đ)

a. Đơn vị đo khối lượng là kg ngoài ra còn có đơn vị tấn, tạ, yến,… (0.5đ)

b. An nói như vậy là không đúng vì nhiệt kế y tế thường chỉ đo được nhiệt độ tối đa là 420C, nếu nhúng vào nước sôi nhiệt độ là 1000C nhiệt kế sẽ bị hư. (0.5đ)

c. Khoảng thời đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn, nên để chính xác nên để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học em dùng loại đồng hồ bấm giây. (0.5đ)

d. Đổi đơn vị: 4,3 tấn = 4300kg.

Khối lượng của ngô là: 4300- 1500 = 2800 (kg). (0.5đ)

Câu 3: (2,5đ)

Cấu tạo của tế bào thực vật gồm:

  • Chất tế bào: có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
  • Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm:

  • Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định.
  • Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.
  • Chất tế bào: có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
  • Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
  • Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào.

b. Phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ:

Tiêu chí

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Giống nhau 0.25

Đều được cấu tạo từ 3 thành phần là: vùng nhân/nhân, màng sinh chất, tế bào chất.

Khác nhau 0.25

- Kích thước nhỏ, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.

- Thường có kích thước lớn hơn kích thước của tế bào nhân sơ.

- Không có nhân hoàn chỉnh: vật chất di truyền có màng nhân bao bọc.

- Có nhân hoàn chỉnh: Vật chất di truyền có nhân bao bọc.

- Tế bào không có các bào quan có màng bao bọc.

- Tế bào chất có nhiều bào quan có màng bao bọc.

c. Sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:

  • Tế bào thực vật có có lục lạp. 0.25
  • Tế bào thực vật thành có màng cellulose. 0.25

Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu TN/

Tổng số ý TL

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Mở đầu (7 tiết)

1 2

4

1 2

4

4

2,0

2. Các phép đo

(10 tiết)

1 2

4

1 2

2 4

8

4

3,0

3. Các thể của chất. Oxygen – Không (5 tiết)

2

1 2

2

2

4

1,5

4. Tế bào (11 tiết)

2

1 2

2

1 4

2 4

10

4

3,5

Số câu TN/ Số ý TL
(Số YCCĐ)

4

12

8

4

8

0

4

0

24

16

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1,0

2

0

1

0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

Bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

1. Mở đầu (7 tiết)

- Giới thiệu về Khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên

- Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong
phòng thực hành

Nhận biết

– Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.

1

1

C1

C1

– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.

2

C2,C4

– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên, các dụng cụ: đo chiều dài, đo thể tích, kính lúp, kính hiển vi,...).

Thông hiểu

– Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

– Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

1

C3

– Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

1

C1

Vận dụng bậc thấp

– Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

– Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

– Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.

2. Các phép đo (10 tiết)

- Đo chiều dài, khối lượng
và thời gian

- Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ

Nhận biết

- Nêu được cách đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

- Nêu được đơn vị đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

1

C2

- Nêu được dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

3

C5,C7

C8

– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

Thông hiểu

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng (chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ)

1

C2

– Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.

– Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

1

C6

– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo.

- Ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

Vận dụng bậc thấp

- Dùng thước (cân, đồng hồ) để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

2

C2

– Thực hiện đúng thao tác để đo được chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) bằng thước (cân đồng hồ, đồng hồ, nhiệt kế) (không yêu cầu tìm sai số).

Vận dụng bậc cao

Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) khi quan sát một số hiện tượng trong thực tế ngoài ví dụ trong sách giáo khoa.

3. Các thể (trạng thái) của chất. Oxygen (oxi) và không khí (7 tiết)

– Sự đa dạng của chất

– Ba thể (trạng thái) cơ bản của

– Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

Nhận biết

Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh)

– Nêu được chất có ở xung quanh chúng ta.

– Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên.

- Nêu được chất có trong các vật thể nhân tạo.

- Nêu được chất có trong các vật vô sinh.

- Nêu được chất có trong các vật hữu sinh.

Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

1

C9

– Nêu được khái niệm về sự nóng chảy

1

C11

– Nêu được khái niệm về sự sự sôi.

– Nêu được khái niệm về sự sự bay hơi.

– Nêu được khái niệm về sự ngưng tụ.

– Nêu được khái niệm về sự đông đặc.

Thông hiểu

- Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh.

– Nêu được tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất.

– Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể rắn.

1

C1

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể lỏng.

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể khí.

2

C10

C12

- So sánh được khoảng cách giữa các phân tử ở ba trạng thái rắn, lỏng và khí.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự nóng chảy.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự đông đặc.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự bay hơi.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự ngưng tụ.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự sôi.

– Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, ...).

– Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

– Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước).

– Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Vận dụng

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng của chất và ngược lại.

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể khí.

– Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

– Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

Vận dụng cao

- Dự đoán được tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, mặt thoáng chất lỏng và gió.

- Đưa ra được biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Tế bào (11 tiết)

Nhận biết

- Nêu được chức năng của tế bào.

- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

- Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật.

1

C13

- Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.

1

C14

Thông hiểu

– Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào.

1

2

C3

C15,

C16

– Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào).

Vận dụng thấp

– Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.

1

C3

- Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học.

Vận dụng cao

So sánh sự khác nhau giữa các tế bào động vật và thực vật, tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực

2

C3

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6

I. Choose the correct answer A, B, C or D.

1. Lan always _______ breakfast at 7 a.m.

A. does

B. have

C. has

D. goes

2. I usually ________ in the library after school.

A. go

B. study

C. have

D. do

3. Nam never ________ video games on weekdays.

A. play

B. goes

C. does

D. plays

4. The cinema _____ between the supermarket and the bookshop.

A. are

B. is

C. am

D. be

5. Lisa is into dancing _____ she isn't into drawing.

A. but

B. and

C. or

D. then

II. Complete the sentence by the words in the box.

Who ; Where ; city ; is ; hometown ;

1. ______ is your friend's from?

2. Sushi ______ my favorite food.

3. Her ___________ is old and peaceful.

4. New York ______ is new and modern.

5. _______ is your English teacher?

III. Reorder the words to make meaningful sentences.

1. That/ is/ classmate/ my/ girl/ new/ ./

______________________________________

2. We/ flowers/ got/ a book/ have/ about/ ./

______________________________________

3. very/ My/ small/ laptop/ new/ is/ ./

______________________________________

4. This/ present/ you/ is/ birthday/ for/ ./

______________________________________

5. David's/ drawer/ is/ the/ in/ pencil case/ ./

______________________________________

IV. Read the passage and decide which sentence is True or False.

Sue and Noel Radford have got 12 sons and daughters and they've also got four grandchildren. It's a big family, and they're very organised.

Noel gets up at 4.45 a.m., has breakfast and goes to work. The children get up at 6.45 a.m.

Sue works at home. Her older daughter sometimes helps with the housework. The younger children don't help. They watch TV with their brothers and sisters. Sue doesn't watch TV a lot. The Radfords don't usually go to restaurants because it's expensive.

The young children normally go to bed at 7 p.m., the older ones at 8 pm. or 9 p.m. And their parents go to bed just before 10 p.m.

1. Sue and Noel Radford have 7 grandchildren.

2. Noel never has breakfast.

3. The Radfords don't usually go out for eat.

4. Sue doesn't work in the office.

5. The older child goes to bed at 10 p.m.

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6

I. Choose the correct answer A, B, C or D.

1 - C; 2 - B; 3 - D; 4 - B; 5 - A;

II. Complete the sentence by the words in the box.

Who ; Where ; city ; is ; hometown ;

1. ___Where___ is your friend's from?

2. Sushi ___is___ my favorite food.

3. Her _____hometown______ is old and peaceful.

4. New York __city____ is new and modern.

5. ___Who____ is your English teacher?

III. Reorder the words to make meaningful sentences.

1 - That girl is my new classmate.

2 - We have got a book about flowers.

3 - My new laptop is very small.

4 - This birthday present is for you.

5 - David's pencil case is in the drawer.

IV. Read the passage and decide which sentence is True or False.

1 - False;

2 - False;

3 - True;

4 - True;

5 - False;

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6

Mức độ Nội dung/Chủ đềYêu cầu về nhận thứcTổng
Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
TNTLTNTLTNTLTNTL

Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới

Số câu

Điểm

%

Số câu: 2

10%

Số câu: 3

1,5đ

15%

Số câu: 1

0,5đ

5%

Số câu: 1

40%

7 câu

7.0đ

70%

Chăm sóc cuộc sống cá nhân

Số câu

Điểm

%

Số câu: 2

10%

Số câu: 2

10%

Số câu: 2

10%

6 câu

3,0đ

30%

Tổng

số câu

Điểm

%

4 câu

2,0đ

20%

5 câu

2.5đ

25%

3 câu

1.5đ

15%

1câu

4,0đ

40%

13 câu

10,0đ

100,0%

Đề thi giữa kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6

Phần I: Trắc nghiệm (6,0 điểm).

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học là gì?

A. Trường THCS rộng và đẹp hơn.
B. Trường có nhiều phòng học hơn.
C. Trường có nhiều cô giáo hơn.
D. Trường có nhiều môn học mới, nhiều thầy cô phụ trách các môn học, kiến thức khó hơn.

Câu 2. Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?

A. Thường xuyên xem điện thoại.
B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.
C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 3. Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Hà em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?

A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 4. Trong giờ học, chúng ta cần làm gì để tập trung học tập?

A. Bàn bạc trao đổi liên tục với bạn ngồi cùng.
B. Nghe nhạc bằng tai nghe.
C. Cô giáo nói cái gì thì ghi ngay cái đó vào vở.
D. Chú ý quan sát, lắng nghe, không làm việc riêng, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.

Câu 5. Để luôn tự tin trong học tập thì chúng ta cần:

A. Trên lớp tích cực quan sát, lắng nghe, học hỏi về nhà chịu khó học bài.
B. Chép hết vào vở về nhà học thuộc.
C. Đến lớp mượn vở bài tập của các bạn chép đầy đủ.
D. Xin cô cho ngồi cạnh bạn học giỏi để tiện nhìn bài bạn.

Câu 6. Hôm nay cô giáo cho về nhà làm một đề văn, nhưng các bạn lại rủ đi đá bóng (môn thể thao em rất thích) vậy em sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

A. Cứ đi đá bóng rồi tính tiếp.
B. Hôm sau nói với cô giáo là để quên bài ở nhà.
C. Căn cứ vào lượng bài tập của các môn học và lên thời gian biểu phù hợp nhất.
D. Xin cô cho lùi thời gian nộp bài kiểm tra.

Câu 7. Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt?

A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút
B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa.
C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng.
D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ.

Câu 8. Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:

A. Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.

Câu 9. Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?

A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt.
B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.
C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.
D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.

Câu 10. Em nghe thấy có bạn trong lớp nói bạn A hay nói xấu về em. Khi nghe thấy các bạn trong lớp nói như vậy em sẽ giải quyết như thế nào?

A. Gặp bạn A, tâm sự với bạn để hai người hiểu nhau hơn.
B. Xa lánh và không chơi với A nữa
C. Tìm ra điểm xấu của A để nói xấu lại bạn.
D. Nhờ một anh lớp trên bắt nạt A cho bõ tức.

Câu 11. Khi em gặp chuyện buồn em cần:

A. Dấu kín trong lòng không cho ai biết.
B. Mạnh dạn chia sẻ nỗi buồn với bạn bè và những người thân yêu.
C. Chịu đựng một mình.
D. Rủ bạn đi đánh điện tử.

Câu 12. Gần đến kì thi, một số bạn tỏ ra rất lo lắng và căng thẳng. Vậy em sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn ấy?

A. Cho các bạn mượn sách để học.
B. Khuyên bạn nên đọc truyện cười để bớt căng thẳng.
C. Chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn, khuyên các bạn phải có phương pháp học tập phù hợp để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
D. Rủ các bạn đi chơi đá bóng cho bớt căng thẳng

Phần II. Tự luận (4.0 điểm)

Sở thích của em là gì? Em đã làm gì để thực hiện sở thích đó một cách có hiệu quả nhất?

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6

Phần I. Trắc nghiệm (6.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu123456789101112
Đ/ADCBDACABDABC

Phần II. Tự luận (4.0 điểm)

Yêu cầu cần đạt

Điểm

- Hs nêu được sở thích của bản thân

0.5

- HS nêu được những việc mà mình đã làm để thực hiện sở thích

+ HS nêu được 5 ý trở lên

+ HS nêu được 4 ý

+ HS nêu được 3 ý

+ HS nêu được 2 ý

+ HS nêu được 1 ý

GV căn cứ vào nội dung HS bộc bạch để cho điểm sao cho phù hợp, khuyến khích những em HS có những biện pháp hay thuyết phục

3.5

3,5

3.0

2.0

1.5

1.0

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo

Bảng mô tả các mức độ nhận thức giữa kì 1 môn Công nghệ 6

NỘI DUNG KIẾN THỨCMỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NHẬN BIẾTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNGVẬN DỤNG CAO

Bài 1: Nhà ở đối với con người

- Nhận biết và kể được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

- Nhận biết được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam, nhận biết được những loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở…

Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở đối với đời sống con người.

- Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

- Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.

Bài 2: Sử dụng năng lượng gia đình đình

- Nêu được các biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và

- Hiểu các biện pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong gia đình là gì.

- Biết sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng là tiết kiệm chi phí cho gai đình.

- Kể được các nguồn năng lượng thông dụng trong gia đình.

- Biết quan sát hình ảnh, kiến thức thực tế để tìm hiểu các nguồn năng lượng trong gia đình.

Bài 3: Ngôi nhà thông minh.

• Biết thế nào là ngôi nhà thông minh.

• Mô tả được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

• Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả .

Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Công nghệ

Nội dung nhận thứcMức độ nhận thức Cộng
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNTLTNTLTNTLTNTL

Bài 1: Nhà ở đối với con người

3 Câu

(0,75đ)

1 Câu

(2đ)

2 Câu

(0,5đ)

6 câu

(3,25đ)

Bài 2: Sử dụng năng lượng gia đình đình

2 Câu

(0,5đ)

1 Câu

(0,25đ)

1 Câu

(2đ)

1 Câu

(1đ)

5 câu

(3,75đ)

Bài 3: Ngôi nhà thông minh.

3 Câu

(0,75đ)

1 Câu

(0,25đ)

1 Câu

(2đ)

5 câu

(3 đ)

Số câu

8 Câu

1 Câu

4 Câu

1 Câu

1 Câu

1 Câu

16 Câu

Tổng số điểm

2

điểm

2

điểm

1

điểm

2

điểm

2 điểm

1 điểm

10

điểm

%

20%

20%

10%

20%

20%

10%

100%

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Công nghệ

PHÒNG GD - ĐT…..

TRƯỜNG THCS …….

KIỂM TRA GIỮA HKÌ-NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 6

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm )

Đánh chéo vào chữ A,B,C,….chỉ ý trả lời đúng trong các câu sau đây :

Câu 1: Các hoạt động hằng ngày của các thành viên trong gia đình được thực hiện ở:

A. Nhà ở
B. Công viên
C. Sân Vận động
D. Công ty.

Câu 2: Kiểu nhà nào dưới đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất?

A. Nhà chung cư.
B. Nhà sàn.
C. Nhà nông thôn truyền thống.
D. Nhà mặt phố.

Câu 3: Chỗ ngủ, nghỉ thường được bố trí như sau

A. Rộng rãi, trang nghiêm.
B. Riêng biệt, ồn ào.
C. Riêng biệt, yên tĩnh.
D. Trang trọng, ấm áp.

Câu 4: Xây dựng những ngôi nhà lớn, nhiều tầng cần sử dụng các vật liệu chính như:

A. Tre, nứa, lá.
B. đất sét, tre, lá.
C. Gỗ, lá dừa, trúc.
D. Xi măng, thép, đá.

Câu 5: Quy trình xây dựng nhà là:

A. Chuẩn bị → thi công → hoàn thiện.
B. Thi công → chuẩn bị → hoàn thiện.
C. Hoàn thiện → thi công → chuẩn bị
D. Thi công → hoàn thiện → chuẩn bị.

Câu 6: Nhà ở có đặc điểm chung về

A. kiến trúc và màu sắc.
B. cấu tạo và phân chia các khu vực chức năng.
C. vật liệu xây dựng và cấu tạo.
D. kiến trúc và phân chia các khu vực chức năng.

Câu 7: Nhà nổi thường có ở khu vực nào?

A. Tây Bắc.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du Bắc Bộ.

Câu 8: Biện pháp nào sau đây giúp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình

A. Sử dụng điện mọi lúc, mọi nơi không cần tắt các đồ dùng điện.
B. Thường xuyên dọn dẹp nhà ở sạch sẽ.
C. Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng điện ở mức tối đa.
D. Sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện.

Câu 9: Chỗ sinh hoạt chung là nơi

A. Nên rộng rãi, thoáng mát, đẹp.
B. Cần trang trọng và kín đáo.
C. Nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn.
D. Nơi riêng biệt, đẹp, yên tĩnh.

Câu 10: Nhà ở có vai trò vật chất vì:

A. Nhà ở là nơi để mọi người cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực.
B. Nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, giúp bảo vệ con người trước tác động của thời tiết.
C. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác thân thuộc.
D. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.

Câu 11: Cấu trúc nhà ở gồm mấy phần:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 12: Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp vì:

A. Để mọi thành viên trong gia đình sống mạnh khoẻ, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
B. Để tiết kiệm thời gian khi tìm đồ vật.
C. Giúp cho các thành viên trong gia đình cảm thấy dễ chịu.
D. Câu A và B

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Vai trò của nhà ở là gì?

Câu 2: (2 điểm) Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình là gì?

Câu 3: (2 điểm) Thế nào là ngôi nhà thông minh? Đặc điểm của ngôi nhà thông minh là gì?

Câu 4: (1 điểm) Hãy nêu 4 kiểu kiến trúc nhà đặc trưng nơi em sinh sống?

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Công nghệ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) mỗi câu 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

C

D

A

B

C

D

A

B

C

D

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Vai trò của nhà ở là gì?

Trả lời: Nhà ở có vai trò bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại của thiên nhiên và môi trường (mưa, gió, sét đánh, nóng bức,...). Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.

Câu 2: (2 điểm) Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình là gì?

Trả lời: Các biện pháp tiết kiệm năng lượng điện:

- Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, tắt các đồ dùng điện khí không sử dụng.

- Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng ở mức vừa đủ dùng;

- Sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện;

- Tận dụng gió, ánh sáng tự nhiên và năng lượng mặt trời để giảm bớt việc sử dụng các đồ dùng điện.

Câu 3: Thế nào là ngôi nhà thông minh? Đặc điểm của ngôi nhà thông minh là gì?

Trả lời: Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động cho các thiết bị trong nhà tự động hoạt động theo ý muốn của người sử dụng.

Đặc điểm của ngôi nhà thông minh: tiện ích, an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Câu 4: (1 điểm) Hãy nêu 4 kiểu kiến trúc nhà đặc trưng nơi em sinh sống ?

Trả lời: Các kiểu nhà đặc trưng của Việt Nam là (nêu được 1 trong 4 loại kiểu kiến trúc nhà sau): - Nhà ba gian truyền thống.

- Nhà liên kế.

- Nhà biệt thự.

- Nhà chung cư.

- Nhà nổi.

- Nhà sàn.

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn GDCD sách Chân trời sáng tạo

Cấp độ
Tên chủ để
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng thấpVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1.Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Nhận biết được biểu hiện của tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.

Giải thích được

ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

2

1

10 %

1

2

20%

3

3

30 %

2. Yêu thương con người

Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người.

Trình bày được thế nào là yêu thương con người và kể được một việc làm cụ thể.

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

2

1

10%

1

3

30%

3

4

40%

3. Siêng năng, kiên trì.

Nhận biết được các biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

Chỉ ra những việc làm được và chưa được trong tình huống

Đồng tình với việc làm đúng và phê phán việc làm chưa đúng, khuyên bạn nên siêng năng kiên trì.

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1

1,0

10%

1/2

1,0

10%

1/2

1,0

10%

2

3,0

30%

Tổng số câu:

Tổng số điểm ;

Tỉ lệ %

5

3,0

30%

2

5

50%

1/2

1,0

10%

1/2

1,0

10%

8

10

100%

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn GDCD

TRƯỜNG THCS…….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: GDCD 6
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án trong các câu từ 1->4 mà em cho là đúng nhất.

Câu 1 (0,5 điểm): Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa chống giặc ngoại xâm.

Câu 2 (0,5 điểm): Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

A. Gia đình đoàn kết.

B. Gia đình hạnh phúc.

C. Giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp.

D. Gia đình văn hóa.

Câu 3 (0,5 điểm): Câu tục ngữ: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” nói đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính tiết kiệm

Câu 4 (0,5 điểm): Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường xe bị hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

D. Trêu tức bạn.

Câu 5 (1 điểm): Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây?( Đánh dấu X vào ô em chọn).

Ý kiếnTán thànhKhông tán thành
A. Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở
B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác
C. Học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.
D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.

II. TỰ LUẬN:( 7 điểm)

Câu 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình yêu thương giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên phố...)

Câu 2: Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

Câu 3: An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 19h tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài tập đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài tập đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài tập nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.

a, Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được ? Bạn còn thiếu đức tính gì ?

b, Nếu là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn GDCD

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

- Trong các câu từ 1-> 4 mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
BCBC

- Câu 5: Mỗi ý đúng được 0.25 điểm

+ Tán thành: C, D.

+ Không tán thành: A, B.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

CâuNội dungĐiểm

1 (3đ)

- Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

- Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, biết hy sinh và tha thứ cho mọi người.

- Một việc làm cụ thể: Trong xóm em có một bà cụ đã già nhưng không có con cái nương tựa. Thường ngày bà cụ hay buồn rầu, tuổi tác cũng làm cụ yếu đi nhiều, không thể thường xuyên làm việc nhà. Thấy vậy, em cùng các bạn thường xuyên đến chơi với cụ, động viên, chăm sóc cụ, thu dọn làm việc nhà giúp cụ. điều này khiến cụ rất vui và yêu quý chúng em.

1 điểm

0,5 điểm

1,5 điểm

2

(2 đ)

- Vì đây là những truyền thống có giá trị về tinh thần, vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

2 điểm

3

(2 đ)

a. An có biểu hiện siêng năng học tập và làm bài tập đầy đủ. Nhưng An lại thiếu tính kiên trì vì không quyết tâm làm đến cùng khi gặp bài tập khó.

b. Em sẽ khuyên An: là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. Muốn có tính kiên trì thì cần phải thường xuyên rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.

1 điểm

1 điểm

Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Tin học 6 sách Chân trời sáng tạo

Cấp độ Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng caoTổng
TLTLTLTL

Bài 1. Thông tin và dữ liệu

Nêu được khái niệm thông tin, dữ liệu, vật mang tin

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

3

30%

1

2,5

25%

Bài 2. Xử lí thông tin

Trình tự xử lí thông tin của con người.

Vận dụng được kiến thức xử lý thông tin vào thực tế

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1/2

2.0

20%

1/2

1.0

10%

1

30%

Bài 3. Thông tin trong máy tính

Biết được thông tin trong máy tính biểu diễn bằng dãy bít và biết được đơn vị nhỏ nhất để đo dung lượng thông tin là bit

Mã hóa số 3 và số 6 thành dãy bit gồm 2 kí hiệu 0 và 1

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1/2

1.0

10%

1/2

1

10%

1

2.0đ

20%

Bài 4. Mạng máy tính

Nêu được mạng máy tính là gì ? Lợi ích của mạng máy tính

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

2.0

20%

1

2.0

20%

Tổng

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1.5

4.0

40%

1.5

4.0

40%

1

2.0

20%

4

10.0

100%

Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 6

Câu 1: (3 điểm)

Thế nào là thông tin? Thế nào là dữ liệu? Thế nào là vật mang tin?

Câu 2: (3 điểm)

a. Quá trình xử lý thông tin gồm những hoạt động cơ bản nào?

b. Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lý thông tin:

* Em đang thực hiện một phép tính nhẩm

* Em chép bài trên bảng

Câu 3:

a. Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào? Đơn vị nào nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin ?

b. Em hãy mã hóa số 3 thành dãy các kí tự 0 và 1?

Câu 4: Mạng máy tính là gì? Nêu lợi ích của mạng máy tính?

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 6

CâuĐáp ánĐiểm

1

- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,…) và về chính mình.

- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Thông tin thể hiện ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh,…

- Vật mang tin là phương tiện dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin như: giấy, báo, USB, ổ đĩa, đĩaCD, VCD,…

1.0đ

1.0đ

1.0đ

2

a. Các hoạt động xử lý thông tin:

Thu nhận thông tin

Xử lý thông tin

Lưu trữ thông tin

Truyền thông tin

b. Em đang thực hiện một phép tính nhẩm – Xử lý thông tin

* Em chép bài trên bảng –Lưu trữ thông tin.

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

1.0đ

3

a. Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng dãy các bit hay dãy nhị phân.

Bít là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.

b. Mã hóa số 3 (1đ)

0 1 2 3 4 5 6 7

Lần 1: 0 1 2 3 Trái = 0

Lần 2: 2 3 Phải = 1

Lần 3: 3 Phải = 1

Số 3: 011

0.5đ

0.5đ

1.0đ

4

Hai hay nhiều máy tính và các thiết bị được kết nốt để truyền thông tin cho nhau tạo thành một mạng máy tính.

Lợi ích của mạng máy tính: Người dùng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu và dùng chung các thiết bị mạng.

1.0đ

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2023 - 2024 CTST

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6

TT

Chương/ Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng điểm, tỉ lệ %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?

– Lịch sử là gì?

– Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử

– Thời gian trong lịch sử

Nhận biết

- Nêu được khái niệm lịch sử

- Nêu được khái niệm môn Lịch sử.

- Nêu được một số khái niệm thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,…

Thông hiểu

- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết,…).

Vận dụng

- Tính được thời gian trong lịch sử (thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,…).

3 TN

1 TL*

1/2 TL

3,25 đ

32,5 %

2

THỜI NGUYÊN THUỶ

– Nguồn gốc loài người

– Xã hội nguyên thuỷ

– Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và sự chuyển biến, phân hóa của xã hội nguyên thuỷ

Nhận biết

– Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam.

– Trình bày được những nét chính về đời sống của người thời nguyên thuỷ (vật chất, tinh thần, tổ chức xã hội,...) trên Trái đất

– Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp.

Thông hiểu

– Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thuỷ.

– Giải thích được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thuỷ cũng như của con người và xã hội loài người

– Mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp

- Mô tả được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông

– Giải thích được sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ

– Giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông sang xã hội có giai cấp.

Vận dụng cao

- Nhận xét được vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp.

3 TN

1 TL

1 TL

1 TL

1 TL

1 TL

1/2 TL

1,25 đ

12,5 %

3

XÃ HỘI CỔ ĐẠI

- Ai cập, Lưỡng Hà cổ đại

Nhận biết

– Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà.

– Kể tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà

Thông hiểu

– Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

2 TN

1TL

0,5 đ

5%

4

BẢN ĐỒ: PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

– Hệ thống kinh vĩ tuyến. Toạ độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Nhận biết

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.

Vận dụng

- Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

2TN*

1TL*

0,5 đ

5 %

– Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Nhận biết

– Đọc được các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.

Vận dụng

– Xác định được hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.

– Biết tìm đường đi trên bản đồ.

1TN*

1TL*

0,25 đ

2,5 %

– Các loại bản đồ thông dụng

Thông hiểu

– Đọc và xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

– Lược đồ trí nhớ

Vận dụng

– Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh.

5

TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

– Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Nhận biết

– Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

1TN*

0,25 đ

2,5 %

– Hình dạng, kích thước Trái Đất

Nhận biết

– Mô tả được hình dạng, kích thước Trái Đất

2TN

0,5 đ

5 %

– Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí

Nhận biết

– Mô tả được chuyển động của Trái Đất: quanh trục và quanh Mặt Trời.

Thông hiểu

– Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực (múi giờ).

– Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau

– Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Vận dụng

– Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

– So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

2TN

1TL

1TL*

1TL

0,5 đ

5 %

2 đ

20 %

1 đ

10 %

Tổng

16 TN

2 TL

2/2TL

1/2TL

10 điểm

Tỉ lệ %

40%

35%

20%

5%

100%

Tỉ lệ chung

75%

25%

100%

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn câu đúng nhất

Câu 1. Lịch sử được hiểu là

A. những gì đã xảy ra trong quá khứ.
B. sự hiểu biết của con người về quá khứ.
C. ghi chép lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra.
D. quá trình hình thành, phát triển của lịch sử tự nhiên.

Câu 2: Môn lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về

A. lịch sử con người.
B. lịch sử loài người.
C. hoạt động của xã hội.
D. hoạt động của đất nước.

Câu 3: 1000 năm theo công lịch được gọi là

A. một thập kỷ.
B. một thế kỷ.
C. một thiên niên kỷ.
D. một năm

Câu 4. Dấu vết nào của Người tối cổ được tìm thấy ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên của Việt Nam?

A. Rìu tay.
B. Răng người tối cổ.
C. Công cụ được ghè đẽo thô sơ.
D. Vượn người hóa thạch.

Câu 5: Người tối cổ sống thành

A. Thị tộc.
B. Nhóm nhỏ.
C. Bầy.
D. Bộ lạc.

Câu 6: Tổ chức xã hội của người tinh khôn

A. Sống thành thị tộc, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
B. Sống thành nhóm nhỏ, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
C. Sống thành bầy, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
D. Sống thành bộ lạc, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.

Câu 7: Năm 3200 năm TCN, nhà nước cổ đại nào sau đây ra đời?

A. Lưỡng Hà.
B. Trung Quốc.
C. Ai Cập.
D. Ấn độ.

Câu 8: Làm các phép tính theo hệ đếm 60 là thành tựu của người

A. Ấn độ.
B. Trung Quốc.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hà.

Câu 9. Kinh tuyến gốc là:

A. Đường Xích đạo.
B. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uých ở ngoại ô Luân Đôn (Anh).
C. Kinh tuyến 1800.
D. Kinh tuyến đi qua Xích đạo.

Câu 10. Bán cầu Bắc là nửa cầu nằm:

A. Bên trái kinh tuyến gốc.
B. Bên phải kinh tuyến gốc.
C. Bên trên đường Xích đạo.
D. Bên dưới đường Xích đạo.

Câu11: Để thể hiện một nhà máy trên bản đồ, người ta sử dụng loại kí hiệu nào?

A. Kí hiệu điểm.
B. Kí hiệu đường.
C. Kí hiệu diện tích.
D. Kí hiệu hình học.

Câu 12. Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

A. Thứ 2.
B. Thứ 3.
C. Thứ 4
D. Thứ 5.

Câu 13. Trái Đất có dạng:

A. Hình cầu.
B. Hình vuông.
C. Hình tròn.
D. Hình bầu dục.

Câu 14. Độ dài bán kính Trái Đất tại xích đạo:

A. 6375 km.
B. 6376 km.
C. 6377 km.
D. 6378 km. .

Câu 15. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng:

A. từ Đông sang Tây.
B. Từ Tây sang Đông.
C. Từ Bắc xuống Nam.
D. Cùng chiều quay của kim đồng hồ.

Câu 16. Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời là:

A. 365 ngày 3 giờ.
B. 365 ngày 4 giờ.
C. 365 ngày 5 giờ.
D. 365 ngày 6 giờ.

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Giới thiệu các nguồn sử liệu cơ bản để phục dựng lại lịch sử?

Câu 2. (1.5 điểm)

a. (1,0 điểm) Em hãy tính xem, Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là bao nhiêu năm? Thuộc thế kỷ nào? thiên niên kỷ bao nhiêu?

b. (0.5 điểm) Nhận xét vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp.

Câu 3: (2 đ)Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất?

Câu 4: (1 đ) Mô tả sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

B

C

B

C

A

C

D

B

C

A

B

A

D

B

D

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

* Phần Lịch sử

Câu 1. (1.5 điểm) Các nguồn tư liệu để phục dựng lại lịch sử

Đáp án

Điểm

-Tư liệu hiện vật là những di tích, vật dụng, đồ vật …của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

0.5đ

- Tư liệu chữ viết Là những bản ghi, tài liệu chép tay, sách được in, khắc chữ…, ghi chép tương đối đầy đủ về cuộc sống của con người.

0.5đ

- Là những câu chuyện dân gian (thần thoại, cổ tích...) được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác, phản ánh một phần về hiện thực lịch sử.

0.25đ

- Tư liệ Gốc là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kỳ lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất

0.25đ

Câu 2. (1.5 điểm)

a. (1,0 điểm) Em hãy tính xem, Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là bao nhiêu năm? Thuộc thế kỷ nào? thiên niên kỷ bao nhiêu?

b. (0.5 điểm) Nhận xét vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp

Đáp án

Điểm

a. (1,0 điểm) Em hãy tính xem, Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là bao nhiêu năm? Cuộc KN diễn ra ở thế kỷ mấy? Thiên niên kỷ bao nhiêu?

Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là 1.982 năm

0,5

Cuộc KN diễn ra thuộc thế kỷ thứ nhất, thiên niên kỷ I

0,5

b. (0.5 điểm) Nhận xét vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp

Học sinh nhận xét theo diễn đạt của các em, nhưng yêu cầu cần rút ra được

- Kim loại xuất hiện có vai trò to lớn, kim loại để chế tạo công cụ lao động

=> diện tích trồng trọt phát triển, năng suất lao động tăng, sản phẩm dư thừa, xã hội bị phân hóa.

0.5đ

* Phần Địa lí

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 3

(2,0 đ)

Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất

- Do Trái đất có dạng hình cầu nên Trái Đất chỉ được chiếu sáng có một nửa:

+ Nửa được chiếu sáng là ngày.

+ Nửa khuất trong bóng tối là đêm.

- Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm

0,5

0,25

0,25

1,0

Câu 4

(1,0đ)

Mô tả sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

- Sự chuyển động của Trái đất quanh trục làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

- Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động của vật thì:

+ ở nửa cầu bắc vật bị lệch về bên phải.

+ ở nửa cầu nam vật bị lệch về bên trái

0,25

0,25

0,25

0,25

..........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
500
  • Lượt tải: 12.086
  • Lượt xem: 148.125
  • Dung lượng: 5 MB
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trần Quốc Duy
    Trần Quốc Duy Hay
    Thích Phản hồi 12/11/20
    • Pham Tinh
      Pham Tinh dc của nó
      Thích Phản hồi 14/11/20
      • -ngọc Bối-
        -ngọc Bối-

        🥶 ... 

        Thích Phản hồi 06/12/22
        • -ngọc Bối-
          -ngọc Bối-

          Tạm vì tui chẳg bt là có trog bài thi ko nx? 🤔👍

          Thích Phản hồi 06/12/22