Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 (Bài 4 - 17)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm là tài liệu cực kì hữu ích, giúp thầy cô tham khảo, để giao đề ôn tập cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh ôn luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm thật thành thạo, nhằm củng cố kiến thức. Từ đó đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm giáo án môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Bài 4. KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO

BIẾT

Câu 1. Nhà khoa học nào đã đưa ra học thuyết tế bào?

A. Schleiden và Schwann.
B. Antonie van Leeuwenhoek.
C. Matthias Schleiden.
D. Theodor Schwann.

Câu 2. Sinh vật đơn bào là những sinh vật mà cơ thể có

A. một tế bào.
B. hai tế bào.
C. nhiều tế bào.
D. cấu trúc phức tạp.

Câu 3. Chọn nội dung phù hợp để điền vào chỗ trống: “Hoạt động sống của tế bào là sự ……… hoạt động của các bào quan bên trong tế bào”.

A. tác động.
B. phối hợp.
C. phụ thuộc.
D. bổ trợ.

HIỂU

Câu 4. Khi nói về nội dung cơ bản của học thuyết tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tất cả sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Tế bào được sinh ra từ những tế bào đã có bằng cách phân chia.
C. Thành phần hóa học của các tế bào là không tương tự nhau.
D. Tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

Câu 5. Điểm khác nhau cơ bản giữa sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào là

A. nơi sống.
B. hình dạng tế bào.
C. thành phần hóa học của tế bào.
D. số lượng tế bào.

Câu 6. Sinh vật của hình nào sau đây là sinh vật đơn bào?

A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.

VẬN DỤNG THẤP

Câu 7. Cho các đặc điểm sau:

1. Khả năng phân chia.

2. Chứa vật chất di truyền.

3. Đều quan sát được bằng mắt thường.

4. Là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

Trong những đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm là của tế bào?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 8. Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào với tế bào của sinh vật đơn bào là các tế bào

A. hoạt động độc lập.
B. đều có hình dạng giống nhau.
C. phối hợp hoạt động với nhau chặt chẽ.
D. hoạt động độc lập theo từng cơ quan.

VẬN DỤNG CAO

Câu 9: Một bạn học sinh khi phân biệt những điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào đã ghi lại như bảng bên dưới:

Sinh vật đơn bào

Tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào

I. Là một cơ thể hoàn chỉnh

II. Là một bộ phận của mô và đôi khi không hoàn chỉnh

III. Các tế bào sống phụ thuộc lẫn nhau

IV. Có lối sống tự do, hoạt động độc lập

V. Các cơ thể không có sự liên kết với nhau

VI. Các tế bào liên kết với nhau qua chất nền ngoại bào (ở động vật) hoặc cầu sinh chất (ở thực vật )

Các đặc điểm bạn đã ghi nhận đúng là?

A. I, II, III, V
B. I, III, V, VI
C. II, IV, V, VI
D. I, II, V, VI

Câu 10: Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như hình bên dưới:

Trong các nhận định dưới đây về 2 mẫu tiêu bản trên, số nhận định đúng là?

I. Mẫu vật được quan sát ở hình a có thể là một giọt nước ao.

II. Mẫu vật được quan sát ở hình b có thể là lát biểu mô ở động vật.

III. Các tế bào ở hình b có hình dạng đa dạng hơn sơ với ở hình a.

IV. Mức độ đa dạng loài ở hình a cao hơn so với ở hình b.

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Bài 5. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

BIẾT

Câu 1: Tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố carbon (C) có trong cơ thể người là khoảng

A. 65%.
B. 9,5%.
C. 18,5%. 
D. 1,5%.

Câu 2: Các nguyên tố hóa học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là

A. hợp chất vô cơ.
B. hợp chất hữu cơ.
C. nguyên tố đại lượng. 
D. nguyên tố vi lượng.

Câu 3: Nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là nguyên tố

A. carbon. 
B. hydrogen.
C. oxygen.
D. nitrogen.

HIỂU

Câu 4: Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở

A. màng tế bào.
B. tế bào chất. 
C. nhân tế bào.
D. nhiễm sắc thể.

Câu 5: Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng để bẻ gãy các liên kết

A. hydrogen.
B. cộng hóa trị.
C. peptite.
D. phosphodiester.

Câu 6: Khi nhiệt độ môi trường tăng cao (như nắng nóng), cơ thể người có hiện tượng đổ mồ hôi. Điều này có ý nghĩa

A. làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
B. tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể. 
C. giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường.
D. tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể.

VẬN DỤNG THẤP

Câu 7: Khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước vì nước

A. làm cây tươi tốt.
B. hòa tan phân bón.
C. làm đất tơi xốp.
D. giúp bộ rễ phát triển.

Câu 8: Khi cơ thể con người thiếu sắt sẽ dẫn đến hậu quả:

(1) Gây căng thẳng, mệt mỏi, rụng tóc.

(2) Giảm trí nhớ, hoạt động của cơ thể bị trì trệ.

(3) Gây bệnh bướu cổ.

(4) Dẫn đến thiếu máu.

(5) Gây loãng xương, suy nhược thần kinh, thiếu tập trung.

Những nội dung đúng là

A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (2), (4).
D. (3), (4), (5).

VẬN DỤNG CAO

Câu 9: Cho các ý sau:

I. Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

II. Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy.

III. Ăn nhiều hoa quả mọng nước.

IV. Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.

Trong các ý trên, có mấy ý là những việc làm quan trọng giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau?

A. 1
B. 2
C. 3 
D. 4

............

Tải file tài liệu để xem thêm Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 84
  • Lượt xem: 1.309
  • Dung lượng: 1,2 MB
Sắp xếp theo