Toàn văn điểm mới của Nghị định 148/2018/NĐ-CP

Hướng dẫn mới về Bộ luật lao động

Ngày 24/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2018. Theo đó sẽ có rất nhiều thay đổi, cũng như đổi mới mà người lao động cần lưu ý để bảo vệ quyền lợi của mình. Mời các bạn cùng theo dõi 9 thay đổi trong bài viết dưới đây:

Toàn bộ điểm mới của Nghị định 148/2018/NĐ-CP

1. Người sử dụng lao động được ủy quyền ký hợp đồng lao động

Nghị định mới quy định 05 đối tượng có thể đóng vai trò là người ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) bên phía người sử dụng lao động, thay vì 04 đối tượng như trước đây.

Theo đó, ngoài người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân; Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động… thì người được người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền bằng văn bản cũng có thể thực hiện ký HĐLĐ.

2. Thời gian thử việc không còn được tính trợ cấp thôi việc

Đây cũng là một nội dung được sửa đổi tại Nghị định 148 hướng dẫn Bộ luật Lao động.

So với quy định trước đây, thời gian thử việc đã không còn được tính là thời gian làm việc để nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Thời gian này chỉ còn bao gồm: Thời gian người lao động đã làm việc thực tế; Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản…

3. Chấm dứt hợp đồng phải thanh toán mọi quyền lợi trong 7 ngày

Thời hạn thanh toán quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt HĐLĐ là một nội dung được bổ sung mới tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP.

Theo đó, trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động và người lao động phải thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.

Thời hạn trên có thể kéo dài đến 30 ngày trong các trường hợp đặc biệt như: Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất…

4. Tiền lương ngày nghỉ lễ không căn cứ vào lương tháng trước liền kề

Theo Nghị định này, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong những ngày nghỉ hàng năm, ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương được tính như sau:

Tiền lương trong HĐLĐ : số ngày làm việc bình thường trong tháng x số ngày người lao động nghỉ.

Trong khi đó, theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP trước đây, tiền lương ghi trong HĐLĐ được quy định cụ thể là tiền lương của tháng trước liền kề.

5. Bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái luật

Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động mới nhất còn bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Theo đó, đây là tiền lương theo HĐLĐ lao đồng tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật.

6. Thay đổi trình tự xử lý kỷ luật lao động

Theo Nghị định 148/2018/NĐ-CP, việc xử lý kỷ luật lao động sẽ được thực hiện theo một trình tự mới như sau:

- Phát hiện người lao động vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra vi phạm thì người sử dụng lao động phải lập biên bản;

- Phát hiện sau thời điểm xảy ra vi phạm, chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động thông báo tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động; các thành phần tham dự phải xác nhận dự họp trong tối đa 03 ngày, từ ngày nhận được thông báo…

- Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên dự họp;

- Người ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người ra quyết định xử lý kỷ luật.

  • 423 lượt xem
Cập nhật: 26/10/2018
Xem thêm: Luật Lao động
Sắp xếp theo